Trang

Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia bitcoin hom nay. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Gia bitcoin hom nay. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2018

Đức sẽ không đánh thuế người dùng bitcoin để thanh toán

Bộ Tài chính Đức (Bundesministerium der Finanzen - BMF) cho biết nước này sẽ không đánh thuế những người sử dụng bitcoin làm phương tiện thanh toán.

Trong văn bản hướng dẫn phát hành ngày 27/2, BMF xem bitcoin tương đương với một loại tiền pháp định trở thành đối tượng chịu thuế khi được sử dụng như một phương tiện thanh toán.
Ảnh minh họa. Nguồn: CoinDesk.
Trong khi đó, Sở Thuế vụ Mỹ (IRS) xem bitcoin là tài sản chịu thuế, nghĩa là nếu người Mỹ mua một cốc cà phê bằng bitcoin thì xem như người này đã bán đi tài sản (bitcoin) và có thể trở thành đối tượng chịu thuế trên thặng dư vốn (capital gains tax).

BMF ra hướng dẫn này dự trên phán quyết của Tòa án Công lý Liên minh châu Âu (EUCJ) về thuế giá trị gia tăng (VAT).

Phán quyết của EUCJ đã tạo ra tiền lệ cho các quốc gia thành viên EU để đánh thuế bitcoin trong khi vẫn cho phép các ngoại lệ đối với một số loại giao dịch nhất định.

Đáng lưu ý, văn bản hướng dẫn mới của Đức đã xem các đồng tiền ảo là một phương thức thanh toán hợp pháp. “Các đồng tiền ảo tương đương với các phương tiện thanh toán hợp pháp, miễn là các đồng tiền ảo của những người tham gia vào giao dịch, đóng vai trò như một phương tiện thanh toán tức thời và mang tính giao kèo, đã được chấp nhận”.

Cũng theo văn bản này, khi một người mua hàng và thanh toán bằng bitcoin, một điều khoản trong Chỉ thị VAT của EU sẽ được áp dụng theo giá bitcoin vào thời điểm giao dịch, như ghi nhận của người bán hàng.

Tuy nhiên, theo quy định của EU, hành động bản chất của việc chuyển đổi tiền ảo thành tiền pháp định hoặc ngược lại được xếp vào hình thức “cung cấp dịch vụ” và do đó một bên tham gia với vai trò trung gian trong giao dịch này sẽ không bị đánh thuế.

Thứ Tư, 14 tháng 2, 2018

Sếp tiền ảo ripple: Đa số tiền thuật toán sẽ về 0 USD


Ripple và công ty đằng sau đồng tiền thuật toán này là loại tài sản thuật toán bị chỉ trích nhiều nhất, vì vốn dĩ ý tưởng ra đời của bitcoin, đồng tiền thuật toán đầu tiên trên thế giới, là nó không bị kiểm soát, quản lý.

CEO Ripple Brad Garlinghouse vừa có nhận định thẳng thắn về thị trường tiền thuật toán khi cho hay từ từ, hầu hết các đồng tiền ảo sẽ không còn giá trị.

Theo Russia Today, ông Garlinghouse cho biết phần lớn các đồng tiền thuật toán không thể được dùng làm tiền tệ trong giao dịch thanh toán bình thường, và chúng đang được giao dịch như các loại tài sản.

“Hiện không rõ trường hợp sử dụng chúng là gì, và không rõ vị trí giá trị của chúng là gì. Giá trị dài hạn sẽ được quyết định bởi lợi ích của tài sản đó”, ông Garlinghouse nói tại hội nghị công nghệ Goldman Sachs ở San Francisco, Mỹ.
Ảnh: Reuters
Ripple từng tăng giá lên 3,31 USD hồi tháng 1 trước khi giảm còn 1 USD trong tuần này. Đồng tiền được tạo ra để làm cầu nối trong giao dịch giữa các ngân hàng quốc tế, không phải để làm lựa chọn thay thế cho các loại tiền tệ chính thức. Phần lớn đồng ripple do công ty mẹ nắm, đồng nghĩa với việc doanh nghiệp này có thể điều chỉnh giá đồng ripple.

Ông Garlinghouse cho hay ông tin rằng cách tốt nhất để sử dụng tiền thuật toán là “làm việc trong hệ thống”, chứ không phải là trở thành nhân tố đối lập với quy định của chính phủ và các tổ chức tài chính truyền thống.

Dù vậy, Garlinghouse vẫn cho rằng bitcoin, đồng tiền thuật toán mà ông cho rằng chậm hơn gấp 1.000 lần và có phí giao dịch cao hơn ripple, sẽ là phương tiện lưu trữ giá trị, tương tự như vai trò của vàng. Dù vậy, bitcoin sẽ không được dùng để thanh toán.

Chủ Nhật, 11 tháng 2, 2018

Ripple sẽ lật đổ ngôi thống trị của Bitcoin trong năm 2018?


Màn trình diễn ấn tượng của Bitcoin trong năm 2017 đã tạo nên cơn sốt trên toàn thế giới khi giá đồng tiền ảo này tăng hơn 1.300% và biến nhiều nhà đầu tư thành tỷ phú tiền ảo.

Tuy nhiên, sự trỗi dậy của một loại tiền ảo khác vào những ngày cuối năm đã gây chấn động giới đầu tư. Tiền ảo Ripple khép lại năm 2017 đầy ngoạn mục với mức tăng hơn 36.000% về giá trị, trong đó giá đồng tiền ảo này tăng hơn gấp đôi chỉ trong tuần cuối cùng của năm 2017.
Logo của Ripple tại Hội nghị tài chính và ngân hàng SIBOS tại Toronto, Canada ngày 19/10/2017. Nguồn: Chris Helgren/Reuters.

Mức tăng trưởng ấn tượng của Ripple theo sau các báo cáo cho thấy hệ thống thanh toán của đồng tiền này đang được nhiều ngân hàng lớn trên thế giới thử nghiệm, trong đó các công ty thẻ tín dụng của Nhật Bản và Hàn Quốc xác nhận sẽ thí điểm công nghệ này.

Mỗi đơn vị tiền ảo Ripple hiện có giá khoảng 2,4 USD vào ngày 9/1. Dù con số này vẫn thấp hơn nhiều so với Bitcoin, giá Ripple đã tăng hơn 36.000% chỉ trong năm 2017, đưa tổng giá trị vốn hóa của đồng tiền ảo này lên vị trí thứ ba với 11,4% thị phần, chỉ sau Bitcoin (33,5%) và Ethereum (17,7%).

Điều gì khiến Ripple lại tăng giá đột biến trong những tháng qua và liệu “quỹ đạo” của đồng tiền ảo này có khác với Bitcoin?
Vì sao giá Ripple tăng vọt?

Giá tiền ảo Ripple bứt phá lên 2,2 USD vào ngày 1/1 từ 1 USD tuần trước đó và 0,4 USD vào đầu tháng 12/2017. Giá Ripple tăng hơn gấp đôi chỉ trong vòng một tuần là nhờ nhiều nhà đầu tư bán mạnh Bitcoin để chốt lời rồi mua vào các đồng tiền ảo khác.

Xu hướng tăng giá của Ripple cũng có thể là kết quả khi nhà đầu tư ngày càng có nhiều thông tin hơn về thị trường tiền ảo và không còn muốn phụ thuộc quá nhiều vào Bitcoin.

Giá mỗi đơn vị Ripple thấp hơn nhiều so với Bitcoin và các đồng tiền ảo khác do nguồn cung Ripple dồi dào hơn. Hiện có khoảng 38 tỷ đơn vị Ripple đang lưu hành, so với chỉ 16,7 triệu Bitcoin.
‘Lược sử’ Ripple

Trong khi Bitcoin là tiền kỹ thuật số, Ripple là một mạng lưới thanh toán hỗ trợ đồng tiền ảo có tên chính thức là XRP, dù nó vẫn được gọi đơn giản là Ripple.

Tương tự như Bitcoin, Ripple hoạt động trên công nghệ blockchain vốn được xem là tương lai của công nghệ thanh toán trực tuyến hiện nay.

Tuy nhiên, mạng lưới vận hành của Ripple khác xa so với Bitcoin về nhiều mặt. Ra đời vào năm 2012, Ripple không được tạo ra để thực hiện chức năng thanh toán mà là một hệ thống xác nhận và ghi nhận các giao dịch của tất cả các loại tài sản, trong đó có đồng tiền ảo XRP của nó.

Trong khi Bitcoin là một mạng lưới phi tập trung nơi người dùng tham gia vào một mạng ngang hàng (peer to peer), đóng góp sức mạnh máy tính của mình để cùng xử lý các giao dịch thì Ripple lại là công ty đã tạo ra 99 tỷ đơn vị XRP để phát hành ra thị trường. Các đơn vị XRP này có thể được dùng để bán, trao đổi hoặc dùng như một cổng thanh toán giữa các loại tài sản khác nhau nhằm tránh các loại phí và giảm thời gian giao dịch.
Tốc độ xử lý nhanh hơn so với Bitcoin, Ethereum
American Express là một trong những công ty tiên phong ứng dụng công nghệ blockchain của Ripple. Nguồn: CryptoCoinMastery.
Các nhà phát triển Ripple cho biết hệ thống của họ, với vai trò là một mạng thanh toán toàn cầu, có nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với Bitcoin. Các giao dịch Ripple chỉ diễn ra trong vài giây, trong khi thời gian để hoàn thành giao dịch Bitcoin hoặc Ethereum có thể mất đến hàng giờ liền.

Bên cạnh đó, hệ thống vận hành cực nhanh giúp công nghệ blockchain của Ripple có tiềm năng trở thành một mạng giao dịch tiền tệ toàn cầu. Hiện nhiều ngân hàng và công ty tài chính lớn trên thế giới đã vận hành thử nghiệm nền tảng blockchain của Ripple như American Express (Mỹ), Ngân hàng Thương mại Hoàng gia Canada (CIBC), UBS (Thụy Sỹ), Banco Santander (Tây Ban Nha) và Unicredit (Ý).

Tiềm năng của Ripple không chỉ dừng lại ở mức thử nghiệm. Tháng 11/2017, công ty này cho biết tổ chức thẻ tín dụng American Express (AmEx) của Mỹ và chi nhánh ngân hàng Banco Santander tại Anh hợp tác ứng dụng công nghệ blockchain của Ripple trong các giao dịch đời thực. Theo đó, các giao dịch chuyển khoản không dùng thẻ của người dùng AmEx đến các tài khoản Santander thông qua mạng Thanh toán Quốc tế FX của AmEx giờ đây sẽ được xử lý bằng công nghệ blockchain của Ripple. Nhờ đó, các giao dịch xuyên biên giới có thể được hoàn thành chỉ trong nháy mắt thay vì phải mất nhiều ngày như hiện nay.