Trang

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Vấn đề chỉ số tăng trưởng tín dụng của năm 2018

Theo Phó Thống đốc, con số 17% có thể là một chỉ tiêu phù hợp để vừa đạt được tăng trưởng cũng như bảo đảm được kiểm soát lạm phát.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú

Trong buổi Họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 30/8, phóng viên VTV24 có đặt vấn đề chỉ số tăng trưởng tín dụng của năm 2018 có phải thấp không khi nhu cầu vốn cho những tháng cuối năm rất cao?

Trả lời về vấn đề này Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biếtchỉ số tín dụng là chỉ số điều hành vĩ mô để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Vì vậy để có được chỉ số tín dụng hợp lý đối với nền kinh tế là yêu cầu rất cao, phải thực hiện đồng thời hai mục đích: tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho nền kinh tế và thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Con số 17% có thể là một chỉ tiêu phù hợp để vừa đạt được tăng trưởng cũng như bảo đảm được kiểm soát lạm phát. Đến thời điểm hiện nay cũng đã hết 8 tháng và tăng trưởng nền kinh tế nhìn chung rất khả quan.

Đến thời điểm 30/8, tăng trưởng tín dụng đạt 8,5%, mới được 50% so với chỉ tiêu 17%. Như vậy, còn lại 8,5% nữa cho 4 tháng cuối năm.

Theo Phó Thống đốc, kiểm soát lạm phát mặc dù vẫn dưới 4% nhưng vẫn cần cảnh giác với việc kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm. Chính vì vậy việc điều hành chỉ số tăng trưởng tín dụng, đặt ra ngay từ đầu năm là khoảng 17%, thì cũng có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế.

Đối với nhu cầu vốn cho nền kinh tế, kể cả hiện nay cũng như tiếp theo, đặc biệt với những lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, đều đã có kế hoạch và các ngân hàng thương mại vẫn luôn đảm bảo thanh khoản cho những ưu tiên này.

Trong buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng chỉ đạo cương quyết không lấy tăng sản lượng dầu thô, tín dụng để tăng trưởng kinh tế.

Ông cũng cho biết năm nay tăng trưởng tín dụng sẽ dưới 18% và "Hiện nay vẫn đang khống chế tăng trưởng tín dụng ở mức 17%" - ông nói. Tăng trưởng GDP cũng không dựa vào tăng trưởng tín dụng nhưng cũng phải đảm bảo vốn tín dụng cho vay phát triển kinh tế.

Tp.HCM tiếp sức cho thị trư��ng BĐS giai đoạn nửa cuối năm

Trong nửa đầu năm 2018, tại Tp.HCM đã chứng kiến hàng loạt các công trình giao thông, hạ tầng được khởi công hoặc khánh thành, phần nào tiếp sức cho thị trường BĐS giai đoạn nửa cuối năm và trong thời gian tới.
Sáng ngày 29/6/2018, cầu vượt nút giao thông Mỹ Thủy trên đường Võ Chí Công, Q.2, Tp.HCM chính thức được thông xe, giúp giảm tình trạng ùn tắc kẹt xe tại khu vực Cảng Cát Lái.
Sự kiện này đã tác động rõ nét đến giá BĐS tại khu vực Q.2. Trong khoảng thời gian ngắn, giá đất nền, căn hộ tại đây liên tục tăng lên. Cụ thể, theo ghi nhận, tại Cát Lái, giá đất nền đã tăng 30% trong vòng 6 tháng.
Trong năm 2016 trung bình từ 18 - 25 triệu đồng/m2. Trong quý IV/2017, giá đã dao động lên từ 28 – 35 triệu đồng/m2 và đến quý II/2018, giá đất vào khoảng 38 – 45 triệu đồng/m2. Các khu vực lân cận cây cầu như P.Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, An Phú, An Khánh, Bình An, Thủ Thiêm cũng ghi nhận mức tăng từ 20-30% trong khoảng thời gian ngắn.
Những dự án hạ tầng giao thông lớn tại Tp.HCM mới hoàn thành khiến giá nhà đất xung quanh tăng đột biến - Ảnh 1.
Nút giao cầu Mỹ Thủy
Khánh thành cầu Thời Đại
Sáng 30/5/2018, Sở giao thông vận tải Tp.HCM tổ chức lễ thông xe cầu qua đảo Kim Cương (Q.2). Cây cầu này có chiều dài 300m, rộng 22m bao gồm 4 làn xe. Tổng vốn đầu tư gần 500 tỉ đồng. Cây cầu giảm áp lực cho đường Đồng Văn Cống dẫn vào khu đô thị Cát Lái. Đồng thời, lưu thông từ Thạnh Mỹ Lợi về phía đường Mai Chí Thọ và trung tâm TP thuận lợi hơn.
Đây tiếp tục là sự kiện khiến BĐS khu vực này "tăng nhiệt" theo. Vừa thông xe, giá đất đảo Kim Cương đã tăng mạnh. Thậm chí, theo ghi nhận, nhiều lô đất được NĐT mua bán sang tay ngay với giá chênh lệch hàng tỉ đồng. Sauk hi cây cầu được thông xe, Nhiều dự án căn hộ, đất nền nơi đây đã xác lập một mặt bằng giá mới.
Khởi công xây dựng cầu Vàm Sát 2
Cuối tháng 3/2018, khu Quản lý giao thông đô thị số 4 đã khởi công xây dựng cầu Vàm Sát 2 huyện Cần Giờ. Cây cầu có chiều dài 432.7m, rộng 10m, tổng vốn đầu tư 350 tỉ đồng.
Thông tin cây cầu khởi công cũng đã tác động đến giá nhà đất tại huyện Cần Giờ. Đây là khu vực có mức tăng giá đất nền từ 25-30%, thậm chí một số tuyến đường tăng gần 40% kể từ thời điểm cuối năm 2017 đến đầu tháng 4/2018.
Quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Đây cũng là sự kiện ảnh hưởng rõ rệt đến kinh tế - xã hội Tp.HCM và gây nhiều tranh cãi trong đầu năm 2018. Theo UBND Tp.HCM, Thủ tướng chính phủ chọn phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam của công ty tư vấn độc lập của Pháp ADPI. Theo thiết kế nhà ga có diện tích sàn 200.000m2 phục vụ cho 20 triệu hành khách môi năm (giai đoạn 2018 – 2020).
Sau đề xuất mở rộng này, nhà đất xung quanh khu vực sân bay bị kích giá lên cao. Theo khảo sát của Công ty định giá bất động sản Gạch Vàng, giá đất một số tuyến đường gần sân bay trên địa bàn quận Gò Vấp như: đường Quang Trung hiện có mức giá từ 117 triệu đồng/m2, đường Nguyễn Oanh có giá từ 58,4 – 74,4 triệu đồng/m2, đường Phạm Văn Đồng có giá từ 84,3 – 103 triệu đồng/m2.
Còn tại quận Tân Bình, giá đất một số tuyến đường cũng có giá cao "ngất ngưởng" như : đường Hoàng Hoa Thám với giá từ 161 – 210 triệu đồng/m2, đường Trường Chinh giá từ 180 – 212 triệu đồng/m2, đường Tân Sơn giá từ 71 – 88 triệu đồng/m2, đường Cộng Hoà giá từ 111,8 – 133,6 triệu đồng/m2... So với cùng kì năm ngoái, giá này đã tăng từ 20 – 30% so với giá thị trường.
Nghiên cứu tiền khả thi tuyến metro số 5
Thủ tướng chính phủ mới đồng ý chủ trương thuê tư vấn nước ngoài hoặc liên doanh tư vấn trong nước và nước ngoài để thẩm tra nghiên cứu tiền khả thi tuyến metro số 5 giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền – Cầu Sài Gòn). Tổng chiều dài giai đoạn 1 khoảng 8.89km, tổng vốn đầu tư dự kiến 41,600 tỉ đồng.
Theo các chuyên gia, tuyến metro này khả thi thực hiện sẽ là yếu tố kích thích nhà đất xung quanh khu vực tăng giá trị theo trong thời gian tới.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Bảo hiểm nhân thọ không ch�� Việt Nam

Ông Trần Nguyên Đán, giảng viên bộ môn Bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng, đại lý bảo hiểm cũng là "người lao động" nhưng chưa có một tổ chức có tính nghề nghiệp đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ. Thực tế, có không ít trường hợp đại lý đã phải nhờ đến các văn phòng luật sư để giải quyết các quyết định trái luật từ phía công ty bảo hiểm. Do đó, Việt Nam nên sớm thành lập Hiệp hội Đại lý bảo hiểm.

Đội ngũ đại lý bảo hiểm là lực lượng kinh doanh chủ yếu của lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, mang lại phần lớn doanh số cho ngành bảo hiểm. Với sự xuất hiện của nhiều kênh phân phối mới, ông dự báo gì về tương lai của các đại lý?

Ngành bảo hiểm nhân thọ không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng 2 kênh phân phối chính là đại lý và ngân hàng (bancassurance).


Nguyên nhân phát triển mạnh mẽ của kênh phân phối bancassurance vì chính các quốc gia phát triển cũng thấy những khó khăn trong việc quản lý đại lý.Trong đó, hoạt động phân phối của đại lý ngày càng thu hẹp về tỷ trọng, song song với sự tăng trưởng của kênh bancassurance.

Mặc dù có sự đầu tư cho kênh bán hàng bancassurance và các kênh bán hàng khác như bán hàng online, nhưng kênh phân phối chủ lực của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các đại lý và trong tương lai gần, chắc chắn vẫn còn phụ thuộc vào lực lượng này.

Lý do là vì hiểu biết về bảo hiểm của đa số người dân chưa cao; sự phức tạp của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ; các ngân hàng tại Việt Nam dù có quan tâm và cố gắng xây dựng kênh phân phối bancassurance nhưng đầu tư chưa "tới"…

Có ý kiến đề xuất thành lập Hiệp hội Các nhà đại lý bảo hiểm. Quan điểm của ông như thế nào?

Tôi cho rằng, đây là việc lý ra đã phải làm ngay từ khi bắt đầu cho phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam.

Bởi lẽ, Hiệp hội Đại lý bảo hiểm có khả năng thực hiện một số nhiệm vụ mà các công ty bảo hiểm không thể thực hiện, đồng thời bổ khuyết quy định trong phần "hoạt động đại lý" của Luật Kinh doanh bảo hiểm bằng các quy tắc "phường hội".

Bên cạnh đó, đại lý bảo hiểm cũng là "người lao động" nhưng chưa có một tổ chức có tính nghề nghiệp đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ.

Chúng ta thấy, thời gian qua có không ít trường hợp đại lý đã phải nhờ đến các văn phòng luật sư để giải quyết các quyết định trái luật từ phía công ty bảo hiểm như tự động đưa ra các điều khoản "phạt" khi đại lý chấm dứt hợp đồng đại lý, hay chây ì trong việc cắt mã số...

Ngoài ra, nghề đại lý tư vấn bảo hiểm là một nghề quan trọng trong việc thiết lập một hệ thống an sinh xã hội hoàn chỉnh. Do đó, cần có những cơ chế tôn vinh những người làm tốt, phạt những người làm xấu, xếp hạng và phân loại các đại lý.

Vậy ai có thể làm tốt những điều đó hơn Hiệp hội Đại lý bảo hiểm? Có thể gọi tổ chức này bằng tên khác, ví dụ Nghiệp đoàn đại lý - tôi thích cái tên này hơn!

Trong nghiên cứu của ông, tại thị trường các nước, thực tế và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội này thế nào?

Không phải nước nào cũng có Hiệp hội Đại lý bảo hiểm, nhưng nhiều nước tiên tiến trên thế giới có hiệp hội này như Mỹ, Anh, Singapore…

Như tôi đã nói, Hiệp hội Đại lý bảo hiểm được thành lập nhằm bổ khuyết cho cho sự khiếm khuyết quy định về hoạt động của đại lý trong luật, đồng thời đóng vai trò là một tổ chức nghề nghiệp bảo vệ quyền lợi của các đại lý bảo hiểm.

Do đó, nếu như luật hoàn chỉnh cũng như trong các tổ chức bảo vệ người lao động của một nước có một mảng chuyên trách cho đại lý bảo hiểm thì không nhất thiết phải thành lập Hiệp hội Đại lý bảo hiểm. Đối với thực trạng của thị trường bảo hiểm Việt Nam, tôi cho rằng, việc thành lập hiệp hội này là cần thiết.

Theo ông, mô hình hoạt động của Hiệp hội Đại lý bảo hiểm tại Việt Nam nên như thế nào? Làm thế nào để hiệp hội này hoạt động độc lập bên cạnh hiệp hội ngành nghề hiện nay là Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) và có tiếng nói đại diện cho đội ngũ đại lý đang rất đông đảo?

Mô hình hoạt động của Hiệp hội Đại lý bảo hiểm không nhất thiết phải giống như IAV, vì nó chuyên biệt hơn.

Trong đó, có thể tồn tại nhiều ban chuyên trách, nhưng theo tôi, hai bộ phận quan trọng nhất đó là bộ phận pháp chế đại lý nhằm quy định các quy tắc hoạt động cũng như giám sát các hoạt động đại lý và bộ phận bảo vệ quyền lợi đại lý.

Nguồn thu của hiệp hội này sẽ đến từ 2 nguồn chủ yếu: sự hỗ trợ từ các công ty bảo hiểm đóng góp tùy theo quy mô và nguồn quan trọng nhất là từ các đại lý - các công ty bảo hiểm có thể thu hộ.

Làm một phép toán đơn giản: thị trường có hơn 500.000 đại lý, mỗi đại lý đóng 100.000 đồng/ năm và mỗi công ty hỗ trợ 100.000 đồng/đại lý/năm thì quỹ hội đã có khoảng 100 tỷ đồng/năm để hoạt động.

Cơ cấu nhân sự điều hành của Hiệp hội Đại lý không nhất thiết phải có sự hiện diện của cơ quan quản lý là Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, hay ban lãnh đạo của các công ty bảo hiểm, mà nên để các đại lý bảo hiểm bầu ra những nhân sự đó.

Cơ cấu nhân sự do các đại lý bầu ra (các đại lý bảo hiểm của từng công ty bảo hiểm có thế bầu ra đại biểu của mình) cho phép sự hoạt động của Hiệp hội là độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước và mang tính thực tiễn về giá trị cho các đại lý hơn.

Thứ Tư, 29 tháng 8, 2018

Giá cà phê hôm nay 30/8 đang t��ng nhanh trở lại

Giá cà phê hôm nay 30/8 tăng trở lại sau khi về mức thấp nhất 12 năm tuy nhiên thị trường cà phê vẫn còn nhiều áp lực bởi nguồn cung dự kiến tăng.

đọc thêm https://vietnambiz.vn/tags/gia-cao-su-truc-tuyen-59979.tag

Giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London giao ngay tháng giao dịch ở mức 1.613 USD/tấn, giảm 0,31% và kỳ hạn giao tháng 11 giao dịch ở mức 1.535 USD/tấn, giảm 0,065%.

Giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York kỳ hạn giao ngay tháng 9 giảm 1,646% xuống mức 100,20 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 12 ở mức 1-4,25 cent/lb giảm 1,439%.

[​IMG]

Thị trường cà phê trong nước, giá cà phê nguyên liệu giảm 100 đồng, với mức giá bán hiện tại khoảng từ 33.200 - 33.500 đồng/kg.

Giá cà phê arabica giao tháng 12 trên sàn ICE Futures US đã tăng trở lại sau khi chạm mức thấp nhất trong vòng 12 năm. Shawn Hackett của Cố vấn tài chính Hackett tại Boca Raton, Florida cho biết, tình hình cung cầu cà phê năm nay tích cực trong lịch sử.

Giá cà phê đã giảm song song với sự trượt giá của đồng Brazil. Kể từ tháng 3, giá và cà phê đã giảm. Ông ước tính, 3 triệu đến 5 triệu bao cà phê đã được giảm xuống từ vụ mùa vụ năm 2019.

Giá hợp đồng cà phê arbica giao sau giảm xuống mức thấp nhất trong 12 năm qua ở mức 99,35 US cent/pound vào tuần trước, chịu áp lực từ đồng tiền suy yếu của nhà cung cấp hàng đầu Brazil.


Bộ trưởng Tài chính Colombia cho biết, chính phủ quốc gia này sẽ chuyển 34 triệu USD để hỗ trợ nông dân trồng cà phê bị tổn thương bởi mức giá quốc tế thấp. Colombia là quốc gia sản xuất cà phê arabica chế biến ướt lớn nhất thế giới.

Trong năm 2013 và 2014, chính phủ Colombia đã chi hơn 350 triệu USD trợ cấp cho người trồng cà phê. Colombia dự báo sẽ sản xuất 14 triệu bao cà phê loại 60 kg trong năm nay, tương tự mức sản lượng của năm ngoái.

Chủ Nhật, 26 tháng 8, 2018

, Giá cao su ngày 27/8/2018 kỳ hạn tháng 1/2019 tăng 0,6 JPY

Tại Sở giao dịch hàng hóa Tokyo (TOCOM), giá cao su ngày 27/8/2018 kỳ hạn tháng 1/2019 tăng 0,6 JPY, tương đương 0,3% xuống 176,5 JPY(1,6 USD)/kg, sau 2 phiên giảm liên tiếp.
TT cao su châu Á ngày 27/8/2018: Giá tại Tokyo tăng
Giá cao su kỳ hạn tại Thượng Hải kết thúc giao dịch đêm giảm 0,5%.
Đồng USD ở mức khoảng 111,27 JPY so với khoảng 111,47 JPY trong ngày thứ sáu (24/8/2018).
Giá dầu tăng hơn 1%, tính chung cả tuần giảm do dấu hiệu cho thấy rằng, các biện pháp trừng phạt đối với Iran có thể hạn chế nguồn cung dầu và cuộc chiến thương mại không thể hạn chế nhu cầu của Trung Quốc đối với dầu thô Mỹ.
Chỉ số Nikkei trung bình của Nhật Bản tăng 0,6%.
Giá cao su kỳ hạn tháng 9/2018 trên sàn SICOM giảm 0,7 US cent, tương đương 0,5% xuống 134,9 US cent/kg.
Theo Hiệp hội Caosu Việt Nam, hiện giá caosu ở các tỉnh phía Nam, vùng trồng caosu chính của cả nước, dao động 1.720 - 1.886 USD 1 tấn, giảm 56,8 USD trong 8 tuần qua. Giá trung bình caosu SVR 3L xuất khẩu của Việt Nam vừa qua là 2.100 USD tấn, giảm 28,93 USD so với mức của cùng kỳ năm ngoái.
Trước tình cảnh tiêu thụ caosu đang trở nên vô cùng khó khăn, hầu hết các doanh nghiệp chế biến caosu không đạt được mục tiêu lợi nhuận, hoặc phải cắt giảm mục tiêu đề ra từ đầu năm.
Các doanh nghiệp sản xuất mủ caosu tại địa bàn Thái Nguyên cho biết, hiện đang gặp nhiều khó khăn vì mủ sản xuất ra tiêu thụ khó, cùng với đó, mưa kéo dài trong nhiều ngày làm vườn cây bị bệnh rụng lá. Việc cạo mủ caosu cũng bị ảnh hưởng do điều kiện thời tiết.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong 10 ngày đầu tháng 8.2018, giá caosu tại thị trường trong nước vẫn ở mức thấp.
Hiện tại, Trung Quốc là thị trường xuất khẩu caosu lớn nhất với khối lượng tính trong tháng 7.2018 đạt 91,52 nghìn tấn, trị giá 118,58 triệu USD. Malaysia là các thị trường tiêu thụ lớn thứ 2 đối với caosu tự nhiên của Việt Nam trong vài năm qua.
Thực ra, đây không phải là lần đầu tiên giá caosu xuất khẩu rớt mạnh như vậy. Nhiều năm qua, thị trường caosu luôn ở tình trạng cung vượt cầu, khiến giá caosu luôn ở mức thấp. Thông thường, giá caosu thiên nhiên có xu hướng đi theo giá dầu, tức là giá dầu xuống giá caosu cũng xuống và ngược lại. Nhưng hiện nay, tình hình đang đi ngược lại với quy luật trên khi giá dầu đã lên nhưng giá caosu vẫn giảm. Một số chuyên gia dự báo, tình trạng này sẽ còn kéo dài trong vài năm nữa nên các DN sẽ phải đối mặt với việc giá caosu thấp kéo dài.
Trao đổi với báo chí, ông Võ Hoàng An - Tổng Thư ký Hiệp hội Caosu Việt Nam - cho biết, hiện 11 nhà sản xuất vỏ xe lớn nhất thế giới với thị phần tiêu thụ lên đến 65% lượng caosu thiên nhiên toàn cầu đã cùng thống nhất chủ trương sẽ đi theo hướng phát triển bền vững. Bà Trần Thị Thúy Hoa - Trưởng ban Tư vấn Phát triển ngành cao su - Hiệp hội Cao su Việt Nam - cho biết: "Các khách hàng hiện tại và tiềm năng hiện đã bắt đầu đặt ra yêu cầu nguyên liệu phải có chứng chỉ bền vững FSC. Khi trả lời chưa có, chúng tôi đã bị mất một số khách hàng".
Trước tình hình đó, bà Hoa khẳng định, phát triển bền vững chính là lối thoát cho caosu Việt Nam trong sự bế tắc kể trên, giúp caosu Việt Nam có được thị trường lâu dài và khách hàng tốt.
Giá caosu xuất khẩu của Việt Nam hiện ở mức khoảng 2.000 USD/tấn, thấp hơn 500-700 USD so với dự báo của Hiệp hội Caosu Việt Nam cho năm nay. Hiệp hội Caosu Việt Nam kêu gọi các doanh nghiệp trong nước giảm sản lượng và không bán với mức giá thấp hơn giá thế giới.

Thứ Sáu, 24 tháng 8, 2018

Cập nhật thị trường Giá quặng sắt hôm nay 24/8

Giá thép xây dựng hôm nay (24/8) tiếp tục đi xuống dù Trung Quốc tăng cường siết sản lượng công nghiệp để hạn chế ô nhiễm môi trường. Trong khi đó, giá đồng tiếp tục lao dốc do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung và đồng USD mạnh lên.
đọc thêm
Giá thép thanh giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) giảm 33 nhân dân tệ/tấn, tương đương 0,77%, xuống 4.280 nhân dân tệ/tấn (622,26 USD/tấn) vào lúc 7h26 (giờ Việt Nam).
Giá quặng sắt giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên giảm 0,2% xuống 488 nhân dân tệ/tấn (70,95 USD/tấn) vào lúc 7h27 (giờ Việt Nam).
Giá than cốc giao tháng 1/2019 giảm 1,76% xuống còn 2.510 nhân dân tệ/tấn (364,93 USD/tấn). Giá than luyện cốc giao tháng 1/2019 giảm 1,59% xuống 1.298 nhân dân tệ/tấn (188,71 USD/tấn).
gia thep xay dung hom nay 248 van di xuong gia dong giam do cang thang thuong mai my trung
Ảnh minh họa. Nguồn: Fabian Bimmer/Reuters.
Giá đồng giảm khi tranh chấp thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc leo thang và đồng USD mạnh lên trước kỳ vọng Cục Dự trữ Liên bang (Fed) sẽ sớm nâng lãi suất.
Giá đồng trên Sàn giao dịch Kim loại London (LME) giảm 1,1% xuống 5.940 USD/tấn, tiến gần đáy 14 tháng ở 5.773 USD/tấn ghi nhận hồi tuần trước.
Nhóm Nghiên cứu Đồng Quốc tế (ICSG) cho biết thị trường nhôm tinh luyện toàn cầu ghi nhận thâm hụt 31 nghìn tấn trong tháng 5, giảm mạnh so với thâm hụt 105 nghìn tấn tháng trước đó.
Theo khảo sát gần đây của Reuters, các chuyên gia dự báo thị trường đồng toàn cầu sẽ thâm hụt lần lượt 129 nghìn tấn trong năm nay và 151 nghìn tấn trong năm 2019.
Trung Quốc chiếm gần một nửa nhu cầu tiêu thụ đồng toàn cầu, ước tính khoảng 24 triệu tấn. Trong khi đó, Mỹ tiêu thụ khoảng 8% lượng đồng toàn cầu.
Tập đoàn khai khoáng lớn nhất thế giới BHP Billiton ngày 21/8 cho biết nhu cầu quặng sắt của Trung Quốc sẽ tiếp tục được hỗ trợ bởi nỗ lực củng cố nền kinh tế của nước này. BHP Billiton đồng thời công bố lợi nhuận cả năm cao nhất trong vòng 4 năm qua trong bối cảnh chiến tranh thương mại leo thang.

Thứ Năm, 23 tháng 8, 2018

San lấp mặt bằng tràn lan đ��� tách thửa

Trước thực trạng các cá nhân và doanh nghiệp san lấp mặt bằng tràn lan để tách thửa, phân lô bán nền, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã chỉ đạo tạm ngưng thực hiện các thủ tục liên quan đến các hoạt động này. Bà Rịa – Vũng Tàu "ra lệnh" ngưng tách thửa, phân lô bán nền
Bà Rịa – Vũng Tàu
Ngày 23/8, ông Trần Ngọc Cẩm Tuấn, Phó Giám đốc Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở Tài nguyên và môi trường tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cho biết, ông vừa ký công văn gửi các phòng chuyên môn, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thành phố, thị xã về việc ngưng thực hiện thủ tục tách thửa, phân lô bán nền.
Cụ thể, Văn phòng Đăng ký đất đai tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu yêu cầu trưởng các phòng chuyên môn, giám đốc chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai các huyện, thành phố, thị xã tạm ngưng tiếp nhận, giải quyết hồ sơ tách thửa, san lấp mặt bằng, phân lô bán nền trên địa bàn kể từ ngày 15/8/2018.
Đối với những hồ sơ tiếp nhận trước ngày 15/8/2018, các chi nhánh phải thống kê, lập báo cáo danh sách cụ thể về Văn phòng đăng ký đất đai trước ngày 25/8/2018 và tiếp tục giải quyết theo quy định.
Đồng thời, Văn phòng Đăng ký đất đai giao Phòng Đăng ký và cấp giấy chứng nhận khẩn trương tham mưu việc điều chỉnh Quyết định 23/2017/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 (Quyết định 23) quy định về tách thửa trên địa bàn tỉnh và báo cáo trong tháng này.
Quyết định ngưng giải quyết các thủ tục tách thửa trong thời gian chờ điều chỉnh Quyết định 23 của Văn phòng Đăng ký đất đai, Sở TN&MT tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được cho là kịp thời trước thực trạng nhiều cá nhân, doanh nghiệp gom đất nông nghiệp sau đó xin chuyển mục đích sử dụng rồi tách thửa, phân lô bán nền tràn làn.
Như Báo điện tử Infonet phản ánh, các khu đất dọc tuyến đường Tỉnh lộ 44A, đoạn qua xã An Ngãi, huyện Long Điền thuộc quyền sở hữu cá nhân nhưng lại được các doanh nghiệp kinh doanh địa ốc bịa tên dự án, quảng cáo tiện ích hấp dẫn rồi chào bán rầm rộ.

Cập nhật giá Bitcoin hôm nay 24/8, Bitcoin vực dậy cuối tuần

Bitcoin hôm nay 24/8 vực dậy sau 1 các ngày trượt khỏi trục đường đua, đồng bạc ảo tăng sát ngưỡng 6.500 đô la
cap-nhat-gia-bitcoin-hom-nay-248-bitcoin-lon-nguoc-dong-sau-mot-ngay-khoi-sac
Cập nhật giá Bitcoin hôm nay 24/8, Bitcoin vực dậy cuối tuần.Ảnh minh họa
Cập nhật giá Bitcoin hôm nay 24/8 Bitcoin nâng cao trở lạikhi niêm yết ở mức 6,520. Giá bán cao nhất trong ngày là 6,552.52 đô la tầm giá rẻ nhất là 6,348.73 đô la Mỹ.
Theo Con số trong khoảng Coindesk, Bitcoin nâng cao 2,42 % tổng giá trị so sở hữu phiên đàm phán trước. Bitcoin Cash, phiên bản phân tách của Bitcoin nâng cao lên tầm giá ngày nay là 530,62 đô la Mỹ.
tuy nhiên, ngoài đồng Bitcoin nâng cao trở lại thì đồng Ethereum cũng nhích nhẹ, trong khoảng 272 lên 277 đô la Mỹ. Đồng Ripple tăng trong khoảng 0,32 lên 0,33 đô la
Sau khi sở hữu thiên hướng giảm trong ngày hôm qua, giá bitcoin trong ngày hôm nay lại tăng mạnh. Vào ngày 21/8 ghi nhận mang 39.524 lệnh bán khống, đánh dấu mức cao nhất trong hơn 4 tháng qua.
Theo Đánh giá trong khoảng những nhà đầu tư, giá đồng bạc công nghệ số sẽ tiếp diễn giảm sâu hơn trong tương lai do tâm lý thị phần đang có xu thế giảm mạnh.
Trên sàn giao dịch Bitfinex, số lượng lệnh bán bitcoin chỉ rẻ hơn 3%, hay một.196 lệnh, so mang kỷ lục mới toàn thời gian.
ngược lại đà tăng của Bitcoin đầy đủ những đồng tiền trong top 10 đều chìm trong sắc đỏ, giảm từ 3-6%. Ethereum giảm 4,13% còn 275 đô la Mỹ, ripple giảm 4,23% còn 0,3251 đô la Mỹ, bitcoin cashgiảm 4,03% còn 524 đô la Mỹ. Giảm nhiều nhất trong top 10 là stellar với tỷ lệ giảm 6,75%, còn 0,2103 đô la Mỹ.

Thanh tra Dự án chung cư Royal Park 4 mặt tiền giữa trung tâm TP B���c Ninh

chủ toạ UBND thức giấc Bắc Ninh vừa chỉ đạo Sở xây dựng phối hợp sở hữu những đơn vị liên quan thanh tra Công trình chung cư Royal Park Bắc Ninh vì tỉnh giấc nhận được đơn tố giác của tập thể cư dân tại đây.

Ngày 21/8, UBND tỉnh Bắc Ninh đã ban hành văn bản do ông Trịnh Hữu Hùng, Chánh văn phòng UBND tỉnh giấc ký gửi Sở vun đắp tỉnh giấc về việc khắc phục đơn của tập thể cư dân chung cư Royal Park Bắc Ninh.

Văn bản về việc giải quyết đơn của tập thể cư dân chung cư Royal Park Bắc Ninh do UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành.

Theo chậm triển khai, văn bản cho biết, UBND thức giấc Bắc Ninh nhận được đơn cáo giác của của tập thể cư dân chung cư Royal park Bắc Ninh, trong chậm tiến độ với nội dung can dự tới chủ đầu tư Dự án, tiến độ bàn giao căn hộ và và ngoại hình tại Dự án.

chủ toạ UBND thức giấc Bắc Ninh chỉ đạo Sở vun đắp hài hòa mang những tổ chức can hệ thanh tra Dự án này theo quy định luật pháp, tổng hợp Báo cáo gửi chủ toạ UBND tỉnh giấc trong tháng 8/2018.

Công trình Royal Park nằm giữa trọng tâm thị thành Bắc Ninh, tiếp giáp 4 mặt tiền trục đường.

Dự án Royal Park Bắc Ninh được tăng trưởng trên khu đất có diện tích 10,000m2, gồm hai tòa nhà 18 tầng và 6 tầng, nằm tại tâm thị thành Bắc Ninh, tiếp giáp 4 mặt trục đường, trong Đó với 3 tuyến phố lớn là Kinh Dương Vương, Phạm Sư Mạnh, Luy Lâu.

Công trình do đơn vị TNHH đầu cơ Châu Á – thăng bình Dương (trụ sở chính tại Khu Thanh Sơn, phường Vũ Ninh, TP Bắc Ninh) khiến chủ đầu tư.

Theo thông báo từ tạp chí, trước chậm triển khai, Dự án này từng bị UBND tỉnh Bắc Ninh xử phạt 80 triệu đồng về hành vi vi phạm PCCC, cụ thể là đưa dự án vào hoạt động khi chưa công ty nghiệm thu về PCCC.

Các cư dân ở đây lâu đời lại đang sống giữa những bức t��ờng xi măng

"Sau những lần khiếu nại, tuy được ở lại căn nhà của mình, cuộc sống của chúng tôi lại khó khăn theo cách khác: Tối tăm, xa văn minh, hôi thối", anh Hoàng tức tưởi nói.
nguồn: https://vietnambiz.vn/20-nam-sau-quy-hoach-nguoi-dan-thu-thiem-song-trong-co-han-tam-toi-53430.html

"Sau những lần khiếu nại, tuy được ở lại căn nhà của mình, cuộc sống của chúng tôi lại khó khăn theo cách khác: Tối tăm, xa văn minh, hôi thối", anh Hoàng tức tưởi nói.

20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi
20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi

4 hộ dân bị buộc di dời kể lại những biến cố xảy ra với gia đình mình từ những ngày đầu của dự án Thủ Thiêm. Tất cả đều cho rằng: Đất nhà mình không nằm trong ranh quy hoạch.

Sống ngay cạnh bên những tòa nhà cao tầng, nép sâu sau hàng loạt ngõ ngách, lọt thỏm giữa các khu trung tâm thương mại sừng sững, những người dân này đã gắn với Dự án xây dựng Khu Đô thị mới Thủ Thiêm ngay từ ngày đầu tiên.

Thủ Thiêm thay da đổi thịt, nhưng các cư dân ở đây lâu đời lại đang sống giữa những bức tường xi măng trống; gạch, đá, bê tông nằm từng đống, hoang tàn, đầy bụi.

Mỗi nhà mỗi cảnh, nhưng những hộ dân này đều gặp nhau ở những gì họ cảm nhận về những đổi thay của Dự án Thủ Thiêm đã mang lại.

Bà Nguyễn Thị Nhung, cùng gia đình dọn về khu tạm cư phường An Lợi Đông sinh sống từ năm 2010, đúc kết: "Thành phố phát triển thì đáng lẽ phải vui. Nhưng vui gì được khi mình bị đẩy vào tình cảnh mất nhà, sống tạm bợ như thế này. Ai vui, chứ tôi không hề thấy vui".

Không chấp nhận cưỡng chế. Không chấp nhận giá đền bù bị cho là "rẻ mạt". Tài sản đáng giá nhất của những cư dân Thủ Thiêm từ nhiều năm nay là chồng giấy tờ, hồ sơ đất đai, đơn khởi kiện.

Vốn học hành dở dang và ít kiến thức pháp luật, có những cư dân tuổi ngoài 60, 70 cũng đã phải tự mày mò, nghiên cứu đủ thứ giấy tờ, văn bản. Họ ngồi phân tích văn bản này quy định nọ rõ ràng, rành mạch.

4 hộ dân bị buộc di dời đã kể với Zing.vn từng câu chuyện của riêng gia đình mình với những biến cố theo thời gian. Tất cả đều cho rằng: Đất nhà mình không nằm trong ranh quy hoạch.

Câu chuyện của bà Nguyễn Thị Kim Phượng (58 tuổi), khu phố 1, phường Bình An, quận 2:

Năm 2002, tôi nhận được lệnh cưỡng chế lần thứ nhất với lý do nhà nằm trong quy hoạch xây dựng Khu Đô thị mới Thủ Thiêm. Sau đó tôi còn nhận được 2 lệnh cưỡng chế nữa nhưng nhất quyết không đi.

Thời điểm đó (năm 1998), tôi có thấy bản đồ nhưng có biết gì đâu. Tôi chỉ nghĩ duy nhất một điều là bằng mọi giá mình phải bám đất giữ chủ quyền, vì đất nhà mình nằm ngoài ranh quy hoạch.

Sau 3 lần cưỡng chế, ngày 31/7/2012 là "ngày kinh hoàng" nhất trong cuộc đời của tôi. Người ta kéo một đội đến để đập phá nhà, dùng xe ủi san bằng hết cả, dù tôi cố ngăn cản.

Khi đó, tôi chỉ nghĩ muốn lấy đất phải có quyết định thu hồi, muốn cưỡng chế phải có quyết định của tòa án. Tôi chỉ kịp mang theo giấy tờ tùy thân, sổ nhà đất.

Mãi sau này, khi con trai lớn đám cưới, nó bảo tôi tìm cho mấy tấm ảnh lúc nhỏ để in ra, tôi cũng không biết tìm đâu, chỉ biết khóc với con.

Tối hôm đó gia đình chúng tôi chính thức thành người vô gia cư. 4 Người chia ra 4 nơi để xin ở cho dễ. Chồng vào công ty, 2 đứa con thì một đứa về nội, một đứa về ngoại ở tạm. Còn tôi kiên quyết không chịu đi.

Cả cuộc đời vợ chồng, con cái chỉ có một cái nhà. Mà không phải chỉ là cái nhà không đâu. Ở đó là kỷ niệm, là linh hồn của 4 con người. Đập nhà vô lý làm sao tôi có thể chấp nhận.

Sau "cú sốc" đó, tôi đi lang thang khắp các nhà sách để tìm đọc luật Xây dựng, các văn bản liên quan về quản lý thu hồi đất đai thuộc sở hữu Nhà nước. Không có điều kiện mua, tôi cứ nán lại đọc từ sáng đến chiều. Chiều về lại ghé đến nhà những người dân cùng hoàn cảnh như mình để tìm hiểu sâu hơn.

Tôi mua báo để đọc, cứ có bài nào liên quan đến Thủ Thiêm là cắt lại. Đọc được thông tin gì hay, có lợi cho mình và dân, tôi ghi chép vào giấy.

Cứ vậy, đến năm 2013, từ một người chỉ học đến lớp 9, tôi bắt đầu "rành" về bản đồ. Mấy hôm nay, nghe thông tin về bản đồ 1/5.000 năm 1996, tôi cũng có một bản được sao chép từ Cục Lưu trữ Nhà nước. Đi đâu tôi cũng vác cái ba lô đựng đầy giấy tờ bên mình. Đó là tất cả những văn bản pháp lý, quy định pháp luật, kể cả những bản đồ được sao chép. Mang theo để ai muốn tìm hiểu thì lại nói cho họ nghe, cung cấp tài liệu.

Hiện tôi vẫn sống trên nền đất cũ, sau khi nhà bị đập bỏ thì dựng lán lên ở. Năm 2016 chồng mất vì ung thư, tôi mới nhờ người phụ che tôn bốn phía để có nơi thờ tự.

6 năm trôi qua là từng ấy thời gian tôi mày mò, tìm hiểu. Hết ở Sài Gòn lại ra Hà Nội. Tôi đã cùng mấy trăm hộ dân từ ngày bắt đầu cho đến hôm nay là còn khoảng 100 hộ, tất cả đều mong muốn mọi việc được sáng tỏ. Đất nào thu không đúng thì phải trả lại cho chúng tôi.

Tại cuộc họp báo thường kỳ ngày 2/5, ông Nguyễn Thanh Nhã, Giám đốc Sở Quy hoạch - Kiến trúc TP.HCM cho hay về bản đồ quy hoạch 1/5.000 năm 1996, UBND TP.HCM cũng đã chỉ đạo các sở ngành rà soát lại và hỏi các bộ ngành trung ương nhưng đến nay không có lưu trữ bản đồ này. Tài liệu hồ sơ của dự án lưu tại Sở Quy hoạch - Kiến trúc thì không kèm theo bản đồ.

Ông Võ Văn Hoan, Chánh Văn phòng UBND TP, cho hay bản đồ khu đô thị mới Thủ Thiêm hiện chưa tìm thấy chứ không phải không có. "Tiếc là từ đó tới nay đã 20 năm, công tác lưu trữ không tìm thấy bản gốc. Nghe nói hình như đã tìm thấy một bản sao chứ chưa tìm thấy bản gốc. Quyết định 367 kèm theo bản đồ đó là cơ sở pháp lý để Thủ tướng phê duyệt dự án nên không thể không có bản đồ được", ông Hoan khẳng định.

Mới đây, TP đã giải quyết khiếu nại của người dân liên quan đến việc cung cấp bản đồ phê duyệt quy hoạch của dự án Thủ Thiêm và xác định ranh quy hoạch tại khu đất 4,3 ha tại khu phố 1, phường Bình An, quận 2 có nằm trong ranh hay không.

20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi

Câu chuyện của anh Nguyễn Huy Hoàng (40 tuổi), khu phố 1, phường Bình An, quận 2:

Vợ chồng tôi hay gọi Trí, đứa con 6 tuổi của mình là "chứng nhân lịch sử" vì 3 lần căn nhà của gia đình bị cưỡng chế cũng là 3 lần con nhập viện trong tình trạng nguy cấp.

Cuối tháng 9/2014, Trí 2 tuổi, tôi nhận được thông báo về thời gian cưỡng chế thu hồi đất trong dự án Thủ Thiêm tại phường Bình An, thời gian là ngày 2/10. Đúng đêm 1/10, thằng bé nhập viện trong cơn sốt mê man, co giật. Bác sĩ thông báo điện não đồ có vấn đề.

Trước đó, chúng tôi cũng nhận thấy con thường xuyên la hét, khóc lóc, cứng gồng, co giật dữ dội toàn thân trong giấc ngủ. Vừa chạy đôn đáo trong bệnh viện, vừa lo chuyện nhà cửa, hai vợ chồng như phát điên. Phần vì lo lắng và thương con, phần vì quẫn bách trước việc nơi che nắng, trú mưa của gia đình sắp sửa bị cưỡng chế.

Để vợ con ở lại bệnh viện, tôi một mình về nhà lo giữ đất. Tôi biết nhà mình nằm ngoài ranh quy hoạch, nên không một ai có thể bắt chúng tôi di dời nếu như sự đền bù không thỏa đáng.

20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi
20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi

Vài tháng sau, năm 2015, hai vợ chồng 2 lần nhận được giấy thông báo cưỡng chế, Trí lại 2 lần nhập viện với lý do tương tự. Lần này, bác sĩ phát hiện con có sóng thần kinh bất thường, phải chữa trị tâm thần nhi, uống thuốc chống động kinh tới năm 10 tuổi. 2 Lần đó, vợ chồng cũng phải chia nhau ra người trông con, người canh đất.

Ngôi nhà tuy nhỏ, nhưng do 2 vợ chồng gầy dựng sau vài năm lấy nhau, là nơi che chở, kỷ niệm và cũng là tài sản duy nhất đáng giá của chúng tôi. Tôi sao nỡ để vợ con có cuộc sống bấp bênh, đi thuê trọ hay ở trong những căn hộ nợ tới bạc tỷ?

Từ sau những lần khiếu nại để giữ đất, tuy được ở lại căn nhà của mình, cuộc sống hàng ngày của chúng tôi lại khó khăn theo cách khác, chỉ tóm gọn trong 3 từ: Tối tăm, xa rời văn minh, hôi thối.

Chiếc đèn cao áp trước cửa nhà đã bị cắt điện từ lâu dù vẫn có người ở, cột đèn vẫn đứng đó. Cộng với những bãi lau sậy, cây cối um tùm, đường đi về của 2 vợ chồng tối om, mù mịt.

20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi

Chỉ cách quận 1 có một cây cầu, đứng từ nhà chúng tôi nhìn rõ những căn nhà cao tầng sáng loáng đang xây dựng, nhưng căn hộ hai vợ chồng không được lắp internet. Đường dây đã kéo tới tận cửa, nhưng không ai dám tới nối mạng.

Những thùng rác quanh nhà đã bị thu đi từ lâu. Nhiều kho bãi xung quanh cứ nhè gần cửa nhà mà đổ rác thải. Ngày nắng, mùi xú uế bốc lên nồng nặc, nước từ rác thải ra chảy vương vãi, ruồi nhặng bu khắp nơi, xông thẳng vào cửa nhà. Ngày mưa, rác thải bị cuốn trôi ra đầy đường, nước mưa hòa với nước rác chảy ngập ngụa khắp nơi.

Dù vậy, gia đình tôi chấp nhận ở lại đây mặc điều kiện sinh hoạt rất thấp. Đây là nhà mình, mình có hộ khẩu giấy tờ đàng hoàng. Không phải cứ bị ép uổng là bỏ. Nhưng cũng phải nói rằng, việc vừa nuôi con bệnh, vừa liên tục khởi kiện, khiếu nại, đi ra đi vào Hà Nội - TP.HCM nhiều năm qua khiến tôi mệt nhoài, cả thể chất lẫn tinh thần.

Trong nhà tôi lúc nào cũng đầy đủ các bộ hồ sơ giấy tờ. Trong số đó có quyết định về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại, tái định cư từ năm 2013. Theo quyết định, toàn bộ căn nhà 55,39m2 của hai vợ chồng được bồi thường, hỗ trợ thiệt hại khoảng 162 triệu đồng. Trong khi đó, chính cũng tại con đường này, năm 2017, 1 m2 được định giá 80 triệu đồng, giá thị trường lên tới 150-160 triệu đồng.

Không giống như những gia đình xung quanh làm nghề tự do, hai vợ chồng tôi đều là nhân viên văn phòng. Dù vậy, trước khi xảy ra biến cố, cả hai mù mờ hoàn toàn trước luật, nghị định, quyết định. Sau 3 lần bị cưỡng chế nhà, chúng tôi tự bảo nhau đọc luật để xác định tình trạng pháp lý của căn nhà mình đang ở và để chắc chắn những điều mình làm không sai.

20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi
20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi

Ông Võ Viết Thanh, nguyên Chủ tịch UBND TP.HCM, cho biết mình là người trực tiếp đi khảo sát, tìm hiểu tình hình Thủ Thiêm, ký tờ trình gửi Thủ tướng phê duyệt quy hoạch xây dựng khu đô thị mới và trình bày trước Chính phủ về nội dung quy hoạch.

Việc xem xét, chuẩn bị bắt đầu từ năm 1992, các đồ án quy hoạch được thông qua vào năm 1995 và Thủ tướng ký văn bản pháp lý vào năm 1996.

Theo lời kể, việc chuẩn bị rất lâu, các lãnh đạo phải đi hết Thủ Thiêm, xem nền đất, khảo sát hiện trạng, xem người dân đang dùng điện, nước ra sao, có những công trình gì nằm ở đây... Rồi mới lập đồ án quy hoạch.

Các bản đồ kỹ thuật, bản đồ quy hoạch được làm rất công phu, chi tiết, đi tới từng quận huyện.

Ngày đó, khu vực Thủ Thiêm còn chưa tách ra khỏi quận Thủ Đức. Lãnh đạo thành phố mong muốn xây dựng được một khu đô thị mới, hiện đại. Khu đô thị mới được kỳ vọng sẽ trở thành trung tâm tài chính, thương mại, dịch vụ cao cấp của thành phố có tầm cỡ quốc tế, thậm chí là đô thị đẹp nhất khu vực Đông Nam Á.

Không những vậy, nơi đây còn được quy hoạch theo hướng là trung tâm văn hóa, nghỉ ngơi, giải trí; đảm nhiệm một số chức năng mà trung tâm thành phố hiện hữu còn thiếu và hạn chế phát triển.

Nhưng hơn tất cả, ông khẳng định: Người dân Thủ Thiêm phải là đối tượng đầu tiên được hưởng lợi từ khu đô thị mới này. Tuy nhiên, trong cuộc trò chuyện, ông cũng cho biết, điều này hiện chưa làm được

20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi

Câu chuyện của ông Bùi Quốc Toản (62 tuổi), sống trong căn nhà thuê ở đường Vũ Tông Phan, phường An Phú, quận 2:

Trước đây nhà tôi ở khu phố 1, phường Bình An. Năm 2011, nhà tôi bị cưỡng chế thu hồi. Lúc đó, họ nói đền bù cho tôi bằng với giá hơn 18 triệu/m2, không thiếu một đồng nhưng tôi không chấp nhận. Vì đất nhà tôi nằm ngoài ranh quy hoạch.

Nói gì cũng phải dựa vào quy định pháp luật. Muốn cưỡng chế thu hồi đất thì phải chứng minh đất đó nằm trong quy hoạch.

Sở dĩ tôi biết là vì năm 2002, khi tham dự cuộc họp của UBND phường Bình An về việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, tôi đã linh cảm sẽ có vấn đề xảy ra. Vì vậy tôi bắt đầu tìm hiểu các quy định pháp lý.

Tôi bắt đầu thu thập các bài báo viết về đất ở Thủ Thiêm, quy hoạch xây dựng khu Đô thị Thủ Thiêm dù ngay cả đến xài vi tính tôi cũng không biết.

Sau khi bị mất nhà, gia đình tôi không hề được bố trí vào khu tạm cư nào như nhiều hộ khác. Kể cũng lạ, nhà mình họ thu hồi sai mà đến chỗ ở tạm bợ họ cũng không lo cho mình. Nhưng rồi tôi nghĩ thà mình không nhận bất kỳ thứ gì để không phải mang tâm lý mang ơn.

Vậy là gia đình 9 người cả con cả cháu bồng bế nhau đi thuê nhà sống. Ở được một thời gian thì chúng tôi bị chủ nhà đuổi đi do nợ tiền nhà. Lúc ấy cũng khó khăn, vợ tôi đã về hưu, tôi thì cũng không có công việc, con cái đi làm chỉ vừa đủ nuôi gia đình nó nên nợ tiền nhà 2 tháng liền.

Vậy là lần thứ 2 sau biến cố mất nhà, chúng tôi lại đi thuê một căn nhà rẻ hơn sống đến bây giờ.

Mấy năm nay, tôi cùng nhiều hộ dân đã có 4-5 chuyến đi ra Hà Nội tới Văn phòng Trung Ương nhưng không có ai chịu tiếp. Tiền bạc đi lại đã tốn kém, lại phải thuê nhà trọ ở lại. Có hôm mấy người chen chúc nhau trong căn phòng trọ xập xệ, nóng bức giữa thủ đô chỉ để chờ đợi được gặp những người mà chúng tôi tin sẽ giúp mình. Có ngày 4h sáng, có hôm 6h tối, chầu chực ở khu nhà của một vị lãnh đạo nhưng rồi đều bị bảo vệ chặn lại.

Thất vọng, tưởng có lúc chúng tôi đã bỏ cuộc, nhưng nếu mình không tự đấu tranh cho mình thì tôi nghĩ sẽ khó mà trông chờ vào ai.

Tôi lại tiếp tục quá trình tự học, tự tìm hiểu pháp luật. Đọc được văn bản nào hay, tôi góp nhặt lại. Cái nào có trên báo thì cắt ra, phần nào được cho xem qua mạng thấy hay thì tôi nhờ tiệm photo in ra cho mình. Tất cả đều được sắp xếp cẩn thận, rõ ràng. Tôi chỉ nghĩ một điều, mình phải thật rành rọt để còn chỉ lại cho bà con nào không biết, không thể để dân mình cứ "mù luật", đến việc chứng minh mình đúng cũng khó.

Căn nhà tôi thuê tuy nhỏ nhưng luôn dành một góc để đặt hồ sơ. Mỗi văn bản tôi lại in ra nhiều tập để bất chợt có ai muốn tìm hiểu về câu chuyện Thủ Thiêm sẽ chia sẻ cho họ. Cuộc sống có thể thiếu thốn nhưng chính niềm hy vọng về ngày đất của mình sẽ trở về với mình làm tôi không nản chí.

16 năm từ ngày bắt đầu nghiên cứu, tìm hiểu, đến bây giờ tôi tự tin mình có thể phân biệt được đâu là bản đồ thật, đâu là bản đồ giả. Bản đồ sau khác bản đồ trước ở điểm nào. Và bản đồ hiện tại dùng để xây dựng Thủ Thiêm sai ở đâu.

Tôi chờ mong câu chuyện mất bản đồ này sẽ được làm sáng tỏ.

20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi

Ông Toản có những tập văn bản khác được chú thích đầy đủ, diễn giải rõ theo từng "chuyên đề". Đó là thành quả của những ngày ông tự viết ra giấy rồi đem nhờ đánh máy.

Chuyên đề nào, từ việc bán nhà thuộc sở hữu Nhà nước, việc bản đồ Thủ Thiêm qua các năm, bản đồ nào đã qua chỉnh sửa… ông đều chỉ ra tường tận đi kèm quy định pháp luật.

Theo Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh ở Việt Nam (PAPI) 2017, mức độ hài lòng của người dân với giá bồi thường thu hồi đất giảm tiếp tục giảm. Trong 14.000 người dân được chọn ngẫu nhiên từ 63 tỉnh thành, chỉ 21% cho rằng mức bồi thường xấp xỉ giá thị trường, so với 36% vào năm 2014.

Phó Giáo sư Erik Harms (Đại học Yale-Mỹ, người đã nhiều năm nghiên cứu về quy hoạch đô thị tại TP.HCM), nhận định với Zing.vn: Điều trớ trêu ở đây là quy hoạch đô thị thường nhằm mục đích thiết lập vững chắc an sinh xã hội cho người dân; nhưng nếu hàng nghìn người dân phải mất nhà và phương kế sinh nhai trong quá trình quy hoạch, chính quyền đang khiến thành phố trở nên kém an toàn hơn. Đó là một viễn cảnh đầy bất an: Hàng nghìn người dân bị gạt ra rìa khi thành phố phát triển.

20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi

Câu chuyện của bà Lê Thị The (71 tuổi), Lương Định Của, phường Bình An, quận 2:

Gia đình tôi có 4 người con trai, nhưng đã có 3 đứa bỏ tôi mà đi. Năm 2011, quận 2 bắt đầu tiến hành thu hồi đất dự án xây dựng khu đô thi mới, phần đất nhà tôi không thuộc khu vực này.

Nhưng đến 3/2015, UBND TP.HCM ban hành quyết đình mới, phê duyệt dự án Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu dân cư phía bắc và hoàn thiện đường trục Bắc – Nam, giao đất cho Công ty Cổ phẩn Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM thực hiện. Lúc này, đất của gia đình nằm trong khu dân cư phía bắc, nằm ngoài ranh quy hoạch, nhưng vẫn bị thu hồi. Tháng 7/2016, căn nhà tôi đang ở tại đường Lương Định Của (phường Bình An, quận 2) bị cưỡng chế.

Ngày 18/7, người tới thi công và Nguyễn Hùng Thái, con lớn của tôi tranh cãi, dẫn đến xô xát. Thái hôm đó treo cổ tự tử. Dù được đưa đi cấp cứu, nhưng nó qua đời tại bệnh viện. Ngày mất, con tôi mới lấy vợ vài năm; con trai còn chưa đi học lớp 1.

20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi
20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi

Đám tang của nó náo loạn cả khu vực đường Lương Định Của khi gia đình quá đau đớn vì sự ra đi đột ngột này, còn những người hàng xóm thì kinh hoàng, phần vì không ai nghĩ thằng bé dại dột như vậy, phần cũng vì hoảng sợ và lo lắng.

Căn nhà của tôi cũng giống như những ngôi nhà khác ở khu vực này, cũ kỹ, mục nát, tồi tàn. Oanh, vợ thằng Hai Thái sinh năm 1980. Từ ngày chồng mất, lưng con nhỏ gù rạp, một bên mắt trái mờ đục. Cháu nội tôi đã 6 tuổi, thằng nhỏ phát âm không rõ chữ, chẳng mấy khi nhìn vào mắt người đối diện, liên tục nhảy nhót cười nói và không thể đứng im một chỗ.

20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi

Tôi để mẹ con nó dùng hiên nhà để bán hủ tiếu, bánh canh buổi sáng cho một vài hàng xóm còn sót lại. Còn tôi vẫn liên tục ra Hà Nội, đeo theo tấm bảng ghi họ tên, để gửi đơn, kiện tụng, khiếu nại, gõ cửa các cơ quan Trung ương, cầu cứu. Hai năm qua, những chuyến đi không mang lại nhiều kết quả và khiến gia đình mắc nợ, nhưng lại giúp tôi thanh thản.

Sau những biến cố của gia đình, tôi tự nghiên cứu văn bản, tìm hiểu luật, đi theo luật sư để chứng minh căn hộ nhà mình không thuộc phạm vi bị cưỡng chế. Không chỉ vậy, tôi còn đi tư vấn cho những người cùng cảnh ngộ. Từ vài trăm hộ, đến lúc còn 100 gia đình, nhiều người đã bỏ cuộc, nhưng tôi vẫn kiên quyết mong muốn mọi việc được rõ ràng.

Tôi có một chiếc ba lô, đựng đầy giấy tờ hồ sơ, sẵn sàng đưa cho những ai cần. Tôi tự làm các bản tóm tắt để người đọc dễ hiểu. Tôi chỉ có mong ước nhiều người hiểu được tình trạng của những gia đình ở đây, và mong có thêm tiếng nói để giúp sự việc sáng tỏ.

Tôi đã mất tới 3 đứa con trai. Phải buông tay con và không giữ được chúng là điều quá sức chịu đựng. Nếu có cách nào đó để trốn được món nợ đau lòng này thì bằng giá nào tôi cũng làm.

Mấy hôm nay, chuyện Thủ Thiêm nóng lại, tôi có cảm giác mình sắp đạt được gì đó sau nhiều năm cố gắng. Tôi đã già rồi, mong được nghỉ ngơi dưỡng già, nhưng nếu nhà mất, thì dưỡng già ở đâu?

Tôi mong mình mạnh mẽ, bởi nếu tôi đau buồn, Thái sẽ biết, tôi mong con được siêu thoát. Tôi cũng phải làm chỗ dựa cho con dâu và cháu nội. Có khó khăn sao cũng phải cố gắng lên, bởi mình đã vượt qua được những năm qua, chẳng lẽ con đường phía trước lại không đi tiếp được.

20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi
20 nam sau quy hoach nguoi dan thu thiem song trong co han tam toi

Hoài Thanh - Ngân Giang. Ảnh: Hoàng Việt. Đồ họa: Như Ý.