Trang

Thứ Ba, 16 tháng 1, 2018

Giá vàng hôm nay 16/1: Vàng trượt đỉnh, giảm nhẹ

So với hôm qua, giá vàng hôm nay đã trượt đỉnh 37 triệu đồng/lượng và có xu hướng giảm nhẹ.
Tại thị trường miền Bắc: 
Giá vàng tại DOJI khu vực Hà Nội cập nhật lúc 9h58 phút có giá lẻ mua vào - bán ra lần lượt là 36,82 - 36,91 triệu đồng/lượng. Giá vàng buôn mua vào - bán ra lần lượt là 36,83 - 36,90 triệu đồng/lượng.

gia vang hom nay 16/1: vang truot dinh, giam nhe - 1

Ảnh minh họa

Giá vàng SJC của Bảo Tín Minh Châu sáng nay có giá cập nhật mua vào - bán ra lần lượt là 36,83 - 36,90 triệu đồng/lượng.

Sài Gòn - SJC khu vực Hà Nội có giá mua vào - bán ra lần lượt là 36,76 - 36,98 triệu đồng/lượng.

Tại thị trường miền Trung và Nam:

Giá vàng DOJI tai TP.HCM có giá lẻ mua vào - bán ra lần lượt là 36,82 - 36,92 triệu đồng/lượng. Còn giá vàng buôn mua vào - bán ra lần lượt là 36,83 - 36,91 triệu đồng/lượng.

Giá vàng của DOJI tại Đà Nẵng mua vào - bán ra lần lượt là 36,80 - 36,94 triệu đồng/lượng.

Tại Sài Gòn - SJC khu vực TP.HCM với vàng 1L - 10L có giá mua vào - bán ra lần lượt là 36,76 - 36,96 triệu đồng/lượng.

Vàng 5c có giá mua vào - bán ra lần lượt là36,76 - 36,98 triệu đồng/lượng, vàng SJC 0,5c, 1c, 2c có giá mua vào - bán ra lần lượt là 36,76 - 36,99 triệu đồng/lượng.

Thị trường thế giới:

Tới đầu giờ sáng 16/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.341,3 USD/ounce.

Vàng thế giới quy đổi theo giá USD ngân hàng có giá 37,1 triệu đồng/lượng, chưa tính thuế và phí, cao hơn khoảng 300 ngàn đồng so với vàng trong nước.

Thứ Hai, 15 tháng 1, 2018

Cách mạng mềm Tân Hiệp Phát thoát khỏi công ty gia đình

Về mặt sở hữu, hiện vợ chồng ông Trần Quí Thanh - bà Phạm Thị Nụ và 2 người con gái Trần Uyên Phương, Trần Ngọc Bích chia nhau sở hữu toàn bộ vốn tại tập đoàn và nhà máy Number 1 Bình Dương, nhà máy Number 1 Chu Lai, Number 1 Hà Nam và Number 1 Hậu Giang.

CHỦ ĐỀ: http://www.vietnammoi.vn/tags/tran-qui-thanh-82319.tag

Về mặt điều hành, ngoài người sáng lập và Tổng Giám đốc Trần Quí Thanh, cả bà Nụ lẫn 2 cô con gái đều đang là Phó Tổng giám đốc điều hành trực tiếp toàn bộ hoạt động của tập đoàn, đồng thời là Giám đốc các nhà máy được định giá hàng chục nghìn tỷ của Tân Hiệp Phát.

Định kiến và gót chân Achilles1

Có định kiến tin rằng các công ty gia đình là điển hình của xã hội phương Đông, và cũng là các công ty bí ẩn, tù mù trong vận hành, độc tài trong các quyết sách và phụ thuộc rất lớn vào một hai cá nhân.

100 công ty gia đình lớn nhất đóng góp 1/4 GDP Việt Nam

Thông tin này được đưa ra tại một cuộc hội thảo về doanh nghiệp gia đình do VCCI tổ chức hồi tháng 6/2017 tại Hà Nội. Theo đó, các doanh nghiệp gia đình đã thể hiện vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh sự phục hồi kinh tế sau khủng hoảng, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp. Theo ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI, những doanh nghiệp thành đạt nhất trong những năm qua là những doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp gia đình chứ không phải là doanh nghiệp nhà nước.

Nhưng sự thật không hẳn là như vậy. Trong top 50 các công ty gia đình có giá trị vốn hóa lớn nhất toàn cầu do Credit Suisse vừa thống kê, đứng đầu là Alphabet và Facebook, với giá trị lần lượt là 651 và 500 tỷ USD. Sau đó mới đến Alibaba, Samsung Electronics, Berkshire Hathaway, WalMart…

Cũng trong top 1.000 công ty gia đình lớn nhất thế giới, Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, Pháp và Hongkong chia sẻ các vị trí dẫn đầu về số lượng. Những con số cho thấy, công ty gia đình trải đều trên toàn thế giới, và rất nhiều trong số đó là những 'người khổng lồ' đúng nghĩa trong lĩnh vực mà họ kinh doanh.

Bà Trần Uyên Phương dẫn một bài giảng của Đại học Cambridge về điều hành công ty gia đình, cho biết: nhìn chung các công ty gia đình đang hoạt động hiệu quả hơn các mô hình công ty khác về doanh thu, lợi nhuận và tăng trưởng.

Các công ty gia đình trong danh sách S&P 500 giai đoạn 1992 - 1999 có các chỉ tài chính tốt hơn khoảng 10% so với các công ty khác trong trong danh sách này. Tính riêng tại Pháp, các công ty gia đình có lợi nhuận tốt hơn công ty đại chúng. Còn ở Chile, các công ty gia đình có ROA, ROE và mức tăng trưởng tốt hơn hẳn công ty đại chúng.

Cũng theo tổng kết của Cambridge, công ty gia đình có những thế mạnh tự nhiên, như: nhóm chủ sở hữu và lãnh đạo DN ổn định; sự trung thành của bộ máy (bao gồm chủ sở hữu); các kế hoạch, đầu tư và mối quan hệ nội tại ổn định trong dài hạn; sự quyết đoán và táo bạo trong các quyết định mang tính chất chu kỳ; sự tự tôn, đam mê và kiên định; cũng như ý thức sứ mệnh về giá trị, đạo đức và quản trị gia đình.

Ngược lại, công ty gia đình cũng đối mặt với những điểm yếu, như: tái đầu tư không tương xứng (do xu hướng chia cổ tức cao, hoặc thiếu vốn); ngại thay đổi sản phẩm, trung thành về công nghệ và địa điểm; chiếm hữu quyền lãnh đạo dài hạn; kiểm soát tập trung, các diểm nghẽn trong vận hành và các bí mật được che giấu; bị ảnh hưởng khi gia đình có xung đột; khó thu hút nhân tài ngoài gia đình; cũng như sự chậm chạp và thiếu quyết đoán về chiến lược.

Tân Hiệp Phát không phải là ngoại lệ. Mặc dù luôn được coi là người quyết đoán, có tầm nhìn vượt trội nhưng ông Thanh và các thành viên gia đình cũng như các cộng sự 'cật ruột' của ông từ thuở khởi nghiệp đã không ít lần chứng kiến những điểm nghẽn trong vận hành, sự phụ thuộc vào ý chí cá nhân trong các quyết định.

Chiếc chìa khóa quản trị

'Thực chất, tất cả những điểm yếu này đều có thể được giải quyết bằng những chuẩn mực quản trị, nơi mà các quy trình và nội quy quyết định hành động thay cho ý chí cá nhân", ông Trần Quí Thanh bình luận.

Ngoài cuộc cải cách ở bộ phận mua hàng, công ty của ông Thanh đã bỏ ra hàng triệu USD để xây dựng hệ thống quy trình cho toàn hệ thống. 'Tôi tin rằng đây là điều ít thấy ở các công ty trong nước', bà Phương nói.

Tân Hiệp Phát đã thuê những chuyên gia hàng đầu thế giới về vận hành công ty gia đình để làm cố vấn cấp cao cho bộ máy lãnh đạo trong việc xây dựng mô hình quản trị và vận hành các quy trình, với mục tiêu mà ông Thanh gọi là 'tối ưu sự thỏa mãn của khách hàng'.

Trong đó có thể kể đến Diana Fottit, sáng lập viên kiêm CEO của Artemis Associates Limited, người từng hoạt động 20 năm tại Hongkong và là chuyên gia hàng đầu về tư vấn quản trị và chiến lược cho các công ty gia đình.

'Tôi cùng đội ngũ cố vấn đã liên tục nói chuyện với ban điều hành công ty trong nhiều ngày, về các mô hình, điểm mạnh, điểm yếu để đi đến khuyến cáo cần có HĐQT, ban cố vấn là người bên ngoài. Gia đình Dr. Thanh cũng chia sẻ rất nhiều về các đặc thù, văn hóa, thực trạng nội tại. Đó là những cuộc thảo luận dài, nhưng rất dễ tìm điểm chung bởi bản thân họ rất muốn nâng cao chuẩn mực quản trị để hướng tới một công ty tầm vóc thế giới và phát triển bền vững', bà Fottit cho hay.

cach mang mem tai tan hiep phat ii thoat khoi got chan achilles cua cong ty gia dinh
Các chia sẻ kinh nghiệm, bí quyết quản trị của ông Trần Quí Thanh và ban lãnh đạo của Tân Hiệp Phát được chủ nhân các công ty gia đình trong sự kiện "Kết nối giao thương" quan tâm đặc biệt.

Hiện nay, Tân Hiệp Phát đã có HĐQT, ban cố vấn, hệ thống kiểm toán nội bộ, quản lý chất lượng và hàng vạn quy trình được chuẩn hóa.

'Mô hình đã thực sự thay đổi, không còn cách vận hành "một người quyết định", thay vào đó là sự phân cấp, phân quyền và giám sát, kiểm toán, đánh giá thưởng phạt', bà Uyên Phương nói, thừa nhận rằng chỉ trong thời gian một năm, hiệu quả vận hành đã tăng lên 25%.

Bà Trần Ngọc Bích – người quản lý mảng tài chính và nhân sự của công ty, cũng nhận xét rằng tốc độ và tính chính xác trong các hành động đã tăng lên đáng kể mà không gây ra sự mất kiểm soát, nhờ vào hệ thống quản lý sử dụng bigdata và việc kiểm toán nội bộ hiệu quả, chính sách thưởng phạt và cảnh báo kịp thời.

'Hệ quả là các nhân sự của công ty hài lòng hơn về lãnh đạo và các chính sách cũng như tin tưởng vào chiến lược, sự minh định và triển vọng của công ty', bà Bích nói.

Tân Hiệp Phát còn để ngỏ việc thuê CEO ngoài nếu có ứng viên phù hợp.

Trong những công ty gia đình mà bà Fottit đang tham gia cố vấn, có một công ty giá trị 44 tỷ USD nhưng các thành viên gia đình chỉ nắm cổ phần và tham gia HĐQT, không trực tiếp điều hành.

Khi bà Fottit đặt vấn đề này với Dr Thanh, bà nhận được phản hồi tích cực: 'Nếu có người đủ năng lực, đủ cam kết, và ngược lại người nhà không đủ năng lực thì thuê CEO ngoài gia đình là điều cần thiết'.

'Chúng tôi cũng chào đón những đối tác chiến lược, với điều kiện tiên quyết không phải là bán cổ phần, mà đối tác phải có đủ năng lực, giải pháp để cùng chúng tôi nâng tầm thương hiệu và mở rộng thị trường ra ngoài biên giới Việt Nam', ông Thanh nói, như câu trả lời cho việc vì sao công ty đang xuất khẩu tới 16 thị trường ngoài Việt Nam này 2 lần từ chối những lời đề nghị "tỷ đô" từ các đối tác ngoại.

'Khi công ty có quy mô 500 triệu USD, các thách thức quản lý sẽ ít phức tạp hơn. Nhưng khi công ty phình to lên 1 - 2 tỷ USD, các yêu cầu sẽ trở nên rất khác. Với Tân Hiệp Phát, không có cách nào khác chúng tôi phải chọn mô hình "Công ty gia đình, Quản trị quốc tế" để phù hợp với quy mô hiện có', ông chủ các nhãn hàng Dr Thanh, Trà Xanh Không Độ và Number 1 nhiều lần chia sẻ với các CEO.

Những chiếc nón không được đội nhầm

'Làm công ty gia đình, không được đội nhầm nón' là triết lý của bà Phạm Thị Nụ - vợ của ông Trần Quí Thanh, người đang sở hữu gần 55% vốn và giữ ghế Phó Tổng Giám đốc tại Tân Hiệp Phát.

Theo bà Nụ, việc sở hữu công ty, quan hệ gia đình với Tổng Giám đốc và việc điều hành theo quy chế là các mặt khác nhau, không thể nhầm lẫn nếu không muốn tự mình phá vỡ các quy trình và chuẩn mực mà công ty xây dựng.

'Ở Tân Hiệp Phát và gia đình họ Trần, chúng tôi thấm nhuần điều đó như một giá trị cốt lõi của gia đình', bà Uyên Phương tiếp lời mẹ và là người quản lý cùng cấp, 'tôi bắt đầu công việc ở vị trí thư ký Tổng Giám đốc, và phải nỗ lực hơn người khác để có được niềm tin, uy tín với Tổng Giám đốc.

Tôi cũng chịu sự giám sát và kiểm toán nội bộ, phải giải trình mọi việc mình làm với bộ phận chuyên môn và chịu phạt nếu làm sai. Mọi công việc được giải quyết theo quy trình, mọi đề xuất được thảo luận và quyết định dựa trên hiệu quả. Không có thời gian cho suy nghĩ "tôi là con của Tổng Giám đốc".

Thậm chí, tôi tự cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn, mỗi khi nghĩ tới việc Tổng Giám đốc là ba của mình'.

Dù trong giờ làm việc là vậy, nhưng việc vừa sở hữu, vừa điều hành công ty và cân bằng các mối quan hệ gia đình vẫn là một thách thức không nhỏ đòi hỏi sự giải quyết triệt để từ phía quản trị gia đình.

Bà Trần Ngọc Bích đưa ví dụ: '2009 là năm công ty tăng trưởng cao nhất, nhưng gia đình bộc lộ một số mâu thuẫn. Lúc đó gia đình tối nhận thấy sự tăng trưởng của công ty đang ảnh hưởng đến sự đoàn kết của gia đình.

Gia đình tôi đã quyết định thuê 1 công ty để chuyên huấn luyện về quản trị gia đình. Trong các buối huấn luyện, mỗi thành viên trong gia đình đã phải tự chia sẻ định nghĩa gia đình của mình, kỳ vọng về những thành viên còn lại.

Kết quả khiến chính chúng tôi bất ngờ. Những câu chuyện nhiều năm không được chia sẻ nay đã lần đầu tiên được nói ra. Điều đó giúp các thành viên trong gia đình hiểu nhau hơn. Từ đó, chúng tôi bắt đầu đặt những câu hỏi lớn hơn: Để giữ nền tảng gia đình, phải đưa ra những thỏa ước gì để không lặp lại mâu thuẫn.

Mỗi thành viên đều tự tay viết ra các điều khoản của thỏa ước, mất rất nhiều thời gian. Sau đó, chúng tôi họp định kỳ hai tháng một lần để thống nhất, chỉnh sửa và cùng đồng thuận ký vào bản thỏa ước chung, coi đó như giá trị cốt lõi của gia đình họ Trần.

Đến nay, chúng tôi vẫn họp định kỳ để cùng điểm lại, xem mỗi thành viên đã hành động đúng với thỏa ước đó chưa'.

'Bộ giá trị cốt lõi này có giá trị rất lớn đối với gia đình tôi. Mỗi lúc gặp khó khăn, chúng tôi đều nhìn vào đó để tạo động lực và sức mạnh cho mỗi thành viên trong việc giải quyết khó khăn theo đúng những giá trị cốt lõi mà mỗi chúng tôi đã cam kết', bà Bích cho biết.

Chủ Nhật, 14 tháng 1, 2018

Giá vàng hôm nay 15/1: Vàng SJC tăng sốc 120 nghìn đồng/lượng

Giá vàng hôm nay 15/1: Vàng SJC tiếp tục tăng 120 nghìn đồng/lượng so với ngày cuối tuần.
Tới đầu giờ sáng nay (15/1), giá vàng SJC trong nước tiếp tục tăng cao so với ngày hôm qua. Cụ thể, tại thời điểm 8h30, Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC tại TP. Hồ Chí Minh ở mức 36,81 – 37,01 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng tại Hà Nội niên yết ở mức 36,83 – 37,03 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng tăng 100 nghìn đồng/lượng so với ngày cuối tuần.
Giá vàng hôm nay 15/1: Vàng SJC tăng sốc 120 nghìn đồng/lượng - Ảnh 1

Giá vàng SJC trong nước tiếp tục tăng 120 nghìn đồng/lượng

Giá vàng SJC tại Doji ở TP. Hồ Chí Minh ở mức 36,84 – 36,93 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng tại Hà Nội niên yết ở mức và 36,84 – 36,94 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng tăng 100 nghìn đồng/lượng so với ngày cuối tuần.

Giá vàng SJC tại Tập đoàn vàng bạc Phú Quý được giao dịch ở mức 36,85 – 36,94 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Vàng 24k (999.9) được giao dịch ở mức 35,30 – 36,90 triệu đồng/lượng. Giá vàng tăng 120 nghìn đồng/lượng so với ngày cuối tuần.
Giá vàng miếng SJC tại Bảo Tín Minh Châu được giao dịch ở mức 35,6 – 36,93 triệu đồng/lượng (mua vào – bán ra). Giá vàng tăng 100 nghìn đồng/lượng so với ngày cuối tuần.

Tới đầu giờ sáng 13/1 (giờ Việt Nam), giá vàng thế giới giao ngay đứng ở mức 1.322 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 2 trên sàn Comex New York đứng ở mức 1.323,2 USD/ounce. Hiện giá vàng cao hơn 14,9% (+171 USD/ounce) so với đầu năm 2017

Trước đó, chốt phiên giao dịch ngày 13/1, Tập Đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,73 – 36,83 triệu đồng/lượng. Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết giá vàng SJC ở mức 36,71 – 36,91 triệu đồng/lượng.

Thứ Năm, 11 tháng 1, 2018

Giá vàng hôm nay 12/1/2018: Tiếp nối mạch tăng giá

Giá vàng tiếp tục nhận được sự hỗ trợ bởi việc USD chưa thể phục hồi. Vàng vẫn ở đỉnh cao ấn tượng liên tục trong những ngày qua.
VOH online cập nhật liên tục giá vàng trong ngày. Giờ được tính theo giờ Việt Nam (GMT+7). Mức giá trong bài có giá trị tham khảo trong thời điểm cập nhật. Bấm F5 hoặc Refresh để cập nhật tin giá vàng mới nhất.

Tung Quốc đã bác tin không mua trái phiếu Chính phủ Mỹ và cho đó là tin đồn, nhưng giá đồng đô la Mỹ vẫn không khả quan hơn...
* Giá vàng lúc 12 giờ ngày 12/1/2018:
Giá vàng thế giới tăng tịnh tiến. Trên sàn Kitco giao dịch đã lên mức cao mới 1329.40 - 1330.40 USD/ounce.
Trong nước, giá vàng cũng "bắt" đà tăng thế giới. Tập đoàn Doji niêm yết giá vàng miếng ở mức 36,62 - 36,7 triệu đồng/lượng, tăng 70 ngàn đồng/lượng cả hai chiều mua - bán so với sáng nay.

Công ty SJC niêm yết giá vàng ở mức 36,53 - 36,73 triệu đồng/lượng, tăng 60 ngàn đồng/lượng

Giá vàng 9999, vàng SJC, giá vàng 24K, 18K, 14K, 10K lúc 12 giờ ngày 12/1/2018

Đơn vị tính: Ngàn đồng/lượng

Loại

Mua

Bán

TP. Hồ Chí Minh

Vàng SJC 1 Kg

36.530

36.730

Vàng SJC 10L

36.530

36.730

Vàng SJC 1L - 10L

36.530

36.730

Vàng SJC 5c

36.530

36.750

Vàng SJC 0.5c, 1c, 2c

36.530

36.760

Vàng nhẫn SJC 99,99 5p,1c,2c,5c

36.270

36.670

Vàng nữ trang 99,99% (vàng 24K)

35.920

36.620

Vàng nữ trang 99% (vàng 23,7K)

35.557

36.257

Vàng nữ trang 75% (vàng 18K)

26.255

27.655

Vàng nữ trang 58,3% (vàng 14K)

20.131

21.531

Vàng nữ trang 41,7% (vàng 10K)

14.022

15.422

Hà Nội

Vàng SJC

36.530

36.750

Đà Nẵng

Vàng SJC

36.530

36.750
Nguồn: SJC

Thứ Tư, 10 tháng 1, 2018

Giá vàng hôm nay 11/1/2018: Chạm mốc 1.320 USD/ounce

Vàng đã nhanh chóng trở lại mức giá cao trong 4 tháng qua, có lúc chạm mốc 1.328 USD/ounce.
VOH online cập nhật liên tục giá vàng trong ngày. Giờ được tính theo giờ Việt Nam (GMT+7). Mức giá trong bài có giá trị tham khảo trong thời điểm cập nhật. Bấm F5 hoặc Refresh để cập nhật tin giá vàng mới nhất.
*Giá vàng lúc 6 giờ ngày 11/1/2018:

Giá vàng thế giới trên sàn Kitco giao dịch ở mức 1317 – 1318 USD/ounce. Đêm qua, giá vàng có khi lên đến mức 1328.20 USD/ounce, và mức thấp nhất được ghi nhận là 1308.40 USD/ounce.

Giá vàng giao tháng hai trên sàn Comex tăng thêm 5,60 USD/ounce lên mức 1319.40 USD/ounce.
Giá vàng thế giới sau khi chựng lại, tiếp tục tăng mạnh lên đỉnh cao 4 tháng do đồng USD tụt giảm khá nhanh. Nguyên nhân là do Trung Quốc cân nhắc thay đổi chính sách mua trái phiếu chính phủ Mỹ. Sức cầu lớn vào mùa cao điểm tiêu thụ vàng ở châu Á cũng góp phần đẩy giá vàng lên cao.

Giá vàng hôm nay 11/1/2018: Chạm mốc 1.320 USD/ounce - Ảnh 1

Trong nước, chốt phiên hôm qua, Tập đoàn Doji niêm yết vàng miếng ở mức 36,47 - 36,57 triệu đồng/lượng, tăng 60 ngàn đồng/lượng so với đầu phiên ngày 10/1. Công ty SJC niêm yết vàng 99,99 ở mức 36,41 - 36,61 triệu đồng/lượng, tăng 30 ngàn đồng/lượng so với đầu phiên hôm qua.

Giá vàng hôm nay 10/1: Dự báo tiếp tục giảm mạnh trong tuần này

Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng hôm nay ngày 10/1/2018 trên thị trường thế giới đứng ở mức 1.314,00 USD/ounce.
Kết thúc phiên giao dịch, giá vàng hôm nay ngày 10/1/2018 trên thị trường thế giới đứng ở mức 1.314,00 USD/ounce; ghi nhận mức cao nhất là 1.320,50 USD/ounce và thấp nhất ở mức 1.312,50 USD/ounce.
Giá vàng hôm nay 10/1: Dự báo tiếp tục giảm mạnh trong tuần này - Ảnh 1

Giá vàng hôm nay 10/1: Dự báo tiếp tục giảm mạnh trong tuần này

Nguyên nhân giá vàng thế giới hôm nay giảm mạnh do đồng USD tăng giá bởi thị trường kỳ vọng Mỹ sẽ tiếp tục tăng lãi suất trong năm nay. Dự báo trong những ngày tới, giá vàng còn xuống sâu hơn, thậm chí rơi dưới 1.300 USD/ounce.
Theo chuyên gia Stephen Innes từ công ty Oanda, cho biết, tháng Giêng thường là tháng "may mắn" cho vàng do nhu cầu mua sắm trước dịp Tết Nguyên đán. Mặc dù có thể xảy ra áp lực giảm giá do đồng USD có sự điều chỉnh, nhưng giá vàng có thể vẫn vững cho đến khi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất vào tháng Ba tới.

Theo số liệu về thị trường việc làm thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp của nước Mỹ trong tháng 12/2017 yếu hơn sự trông đợi của thị trường. Song bất chấp những số liệu kém tươi sáng đó, giới đầu tư vẫn tin rằng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ tăng lãi suất ít nhất hai lần trong năm nay. Theo FedWatch một công cụ dự báo lãi suất Fed của CME đang đánh giá 60% cơ hội Fed sẽ tăng lãi suất vào tháng 3.

Trên thị trường vàng Việt Nam, trong phiên giao dịch hôm qua, giá vàng trong nước giảm gần như không đổi so với cuối giờ phiên liền trước.

Chốt phiên hôm qua, giá vàng hôm nay 10/1 Tập đoàn Vàng bạc đá quý DOJI niêm yết giá vàng SJC ở mức: 36,49 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,57 triệu đồng/lượng (bán ra).

Công ty vàng bạc đá quý Sài Gòn niêm yết vàng SJC ở mức: 36,40 triệu đồng/lượng (mua vào) và 36,62 triệu đồng/lượng (bán ra).

Thứ Ba, 9 tháng 1, 2018

Vì sao ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức?

Ngày 8.1, ông Đoàn Ngọc Hải, Phó chủ tịch UBND Q.1 (TP.HCM) bất ngờ nộp đơn xin từ chức.
  • Nguồn  http://vietnambiz.vn/chinh-quyen-tphcm-noi-gi-ve-viec-ong-doan-ngoc-hai-xin-tu-chuc-42604.html
  • Vì sao ông Đoàn Ngọc Hải nộp đơn từ chức? - ảnh 2
    TIN LIÊN QUAN
    Ông Đoàn Ngọc Hải: 'Tôi vẫn còn khát vọng nhưng lực bất tòng tâm'


    "Tôi đã vượt qua nhiều khó khăn"
    Nhắc đến quá trình ra quân "dẹp loạn" vỉa hè, ông Đoàn Ngọc Hải trình bày thêm, trong quá trình triển khai thực hiện từ tháng 1 - 10.2017, công tác lập lại trật tự lòng, lề đường của Q.1 đã tạo hiệu ứng tích cực, lan tỏa trong cả nước, Thủ tướng đánh giá tốt và chỉ đạo các địa phương khác thực hiện. Theo đó, bộ mặt đô thị Q.1 đã thay đổi căn bản, được đại đa số người dân đồng tình ủng hộ. Ông Hải cho rằng trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này, ngoài việc tập trung chỉ đạo và trực tiếp lãnh đạo các lực lượng tại hiện trường, các công việc khác thuộc lĩnh vực đô thị của Q.1 đều được ông đảm bảo hoàn thành tốt. 
    "Tôi vẫn còn khát vọng..."
    Trả lời Thanh Niên chiều qua, sau khi nộp đơn xin từ chức, ông Đoàn Ngọc Hải chỉ nói: "Tôi vẫn còn khát vọng làm việc, cống hiến nhưng lực bất tòng tâm".
    Ông Đoàn Ngọc Hải năm nay 49 tuổi, từng làm Phó phòng Kinh tế Q.1 (2007 - 2008); Bí thư, Chủ tịch UBND P.Cầu Ông Lãnh, Q.1 (2008 - 2013); Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Quận ủy Q.1 (tháng 3.2013 - 4.2015). Từ tháng 4.2015 - 3.2016, ông làm Phó chủ tịch UBND Q.1 phụ trách kinh tế, rồi từ tháng 3.2016 chuyển sang phụ trách mảng đô thị cho đến nay.
    Ông Hải được dư luận quan tâm kể từ những tháng đầu năm 2016, khi ông chuyển qua phụ trách lĩnh vực quản lý đô thị. Khi đó, ông liên tục ra quân xử phạt vi phạm lấn chiếm lòng lề đường, tiểu bậy nơi công cộng... Trong thời gian này, ông từng bị đe dọa, thậm chí dọa giết khiến công an phải vào cuộc điều tra.

    "Việc xử lý hành vi lấn chiếm lòng, lề đường đã động chạm đến lợi ích rất lớn của các bãi ô tô, gắn máy, nhà hàng, khách sạn, quán cà phê, các hộ kinh doanh mặt tiền... và một bộ phận không nhỏ cán bộ cộng sinh trong đó", đơn của ông Đoàn Ngọc Hải có đoạn viết. Và dù đã vượt qua nhiều khó khăn, sự chống phá công khai và ngấm ngầm, sự đe dọa đến sinh mạng của bản thân và gia đình, nhưng "Nhìn lại, tôi thấy mình không thực hiện được lời hứa trước nhân dân và kỳ vọng của các đồng chí lão thành cách mạng là sẽ giải quyết dứt điểm vấn đề này (trật tự lòng, lề đường, vỉa hè - NV). Vì thế, tôi xin từ chức Phó chủ tịch UBND Q.1, xin thôi Ủy viên Ban Thường vụ Quận ủy Q.1, xin thôi tham gia Ủy viên Ban Chấp hành Đảng bộ Q.1 và xin thôi đại biểu HĐND Q.1", ông Hải trình bày.
    Theo chia sẻ của ông Hải, sau khi từ chức, ông sẽ có thời gian nhiều hơn để suy nghĩ về các giải pháp căn cơ, nhân văn, không làm ảnh hưởng đến mưu sinh của người nghèo trong công việc lập lại trật tự vỉa hè.