Trang

Thứ Hai, 10 tháng 9, 2018

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thanh toán cổ tức 2018

Trễ hơn những năm trước, cuối cùng Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) cũng đã ấn định ngày thanh toán cổ tức 2018 vào 25/10 tới, và bằng tiền mặt.
kho co phep mau cho vietcombank vietinbank va bidv
BIDV vừa phải dồn dập đi vay lãi suất cao bằng trái phiếu dài hạn để cân đối vốn, khi kế hoạch tăng vốn điều lệ vẫn chưa khả thi.

Chuyển động này có nghĩa, khối ngân hàng thương mại nhà nước đã cổ phần hóa vẫn bắt buộc phải trả cổ tức bằng tiền.

Trước đó, tại hội nghị về xử lý nợ xấu gần đây, đại diện lãnh đạo Chính phủ cho biết sẽ trình đề nghị Quốc hội điều chỉnh nghị quyết về kế hoạch đầu tư vốn ngân sách trung hạn, bổ sung nguồn tăng vốn cho nhóm ngân hàng trên.

Cũng tại hội nghị đó, đại diện Vietcombank và cơ quan quản lý cùng nhấn mạnh, yêu cầu tăng vốn ở đây đã trở nên cấp bách.

Định hướng Chính phủ trình Quốc hội bổ sung nguồn nói trên mở ra kỳ vọng khối ngân hàng này sẽ có thêm lựa chọn: giữ lại lợi nhuận để tăng vốn qua trả cổ tức bằng cổ phiếu.

Tuy nhiên, cũng như từng gợi lên trong định hướng của Chính phủ năm 2017, năm 2018 nhiều khả năng "phép màu" tăng vốn bằng cách trên vẫn chưa thể đến với Vietcombank, VietinBank và BIDV.

Vietcombank đã công bố thời điểm chính thức trả cổ tức bằng tiền. Tới đây, dự kiến lần lượt VietinBank và BIDV phải thực hiện.

Trường hợp Chính phủ trình Quốc hội sửa nghị quyết, triển vọng và tính hiện thực tăng vốn bằng trả cổ tức bằng cổ phiếu vẫn để ngỏ, khi thời gian còn lại của 2018 không còn nhiều.

"Phép màu" chỉ xẩy ra nếu Quốc hội sớm duyệt, các ngân hàng nhanh chóng thực hiện thưởng cổ tức bằng cổ phiếu, khi nguồn lợi nhuận giữ lại chưa chia tích tụ quy mô lớn những năm qua.

Trong nhiều trường hợp, hoạt động ngân hàng không đặt cược với khả năng điều chỉnh cơ chế. Họ đã và đang phải chủ động cân đối để tự tháo gỡ thế khó tăng vốn.

Cũng tại hội nghị trên, đại diện Vietcombank cho biết rất khó để tăng vốn qua bán cổ phần cho nhà đầu tư nước ngoài, do quy định giá bán không thấp hơn định giá và giá giao dịch trên sàn, cũng như người mua phải chịu ràng buộc không được chuyển nhượng trong vòng một năm.

Sau hai năm, kế hoạch tăng vốn theo hướng trên của Vietcombank đến nay vẫn không thể triển khai. Được biết, để chủ động gỡ khó cho tăng trưởng hoạt động gắn với yêu cầu vốn, ngân hàng này có thể sẽ tiếp tục phát hành trái phiếu dài hạn.

Hoặc như ở một dự án trọng điểm, Vietcombank đã hoàn tất toàn bộ các khâu chuẩn bị, thậm chí đã có hồ sơ báo cáo Ngân hàng Nhà nước để chủ động áp dụng thành công các chuẩn mực Basel 2 sớm trước thời hạn hai năm. Điểm còn thiếu vẫn là tăng vốn, và giải pháp dự phòng có thể là phát hành trái phiếu nói trên.

Tương tự, cũng đã khoảng hai năm kể từ khi BIDV rục rịch thông tin bán cổ phần cho nước ngoài để tăng vốn. Nhưng đến nay, chưa có bất kỳ một thông tin hoặc triển vọng thực sự nào về khả năng thành công của kế hoạch này, nhất là sau khi cơ chế bán vốn vừa mới có thông tư hướng dẫn từ Bộ Tài chính.

Vậy nên, một chuyển động vừa mới diễn ra cho thấy thế khó tại BIDV tiếp tục kéo dài. Ngân hàng này buộc phải dồn dập triển khai các đợt phát hành trái phiếu dài hạn, "cắn răng" với lãi suất cao vượt trội để tăng vốn cấp 2, cân đối tài chính vì không tăng được vốn điều lệ, dù năm 2016 họ đã từng phải đi vay một đợt lớn tương tự.

Vừa qua, VietinBank cũng đã phải tiến hành các đợt phát hành trái phiếu dài hạn để cân đối vốn. Ngân hàng này áp lực hơn vì tỷ lệ sở hữu nước ngoài đã lấp đầy, tỷ lệ sở hữu Nhà nước đã giảm xuống giới hạn cho phép.

Điểm chung tại Vietcombank, VietinBank và BIDV hai năm qua và cho đến nay, cũng như triển vọng hết 2018 vẫn là giải pháp tình thế, chấp nhận đi vay bằng trái phiếu dài hạn với lãi suất cao trước thế khó tăng vốn điều lệ.

"Phép màu" cho nhóm ngân hàng này hiện vẫn chỉ đặt ở khả năng Chính phủ đề nghị Quốc hội điều chỉnh kế hoạch đầu tư ngân sách trung hạn, bổ sung nguồn để tăng vốn tại các ngân hàng thương mại. Mà khả năng này có thể phải tiếp tục chờ đợi trong năm 2019.

Thứ Sáu, 7 tháng 9, 2018

Giá trúng thầu thành công của giao dịch là 20.501 đồng/cp

Mức giá trúng thầu thành công của giao dịch là 20.501 đồng/cp, cao hơn 8,6% so với giá khởi điểm được đưa ra trước đó. Với giao dịch thành công lần này, Vietcombank đã hoàn tất kế hoạch thoái vốn khỏi OCB.
hai ca nhan chi hon 30 ty dong mua lai toan bo co phieu ocb tu vietcombank

Theo thông báo từ Sở giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX), đã có hai nhà đầu tư cá nhân trúng thầu trong phiên bán đấu giá toàn bộ 1,5 triệu cổ phần OCB (của Ngân hàng TMCP Phương Đông) do Vietcombank nắm giữ.

Mức giá trúng thầu dao động trong khoảng từ 20.200 - 22.200 đồng/cp, mức giá bình quân là 20.501 đồng/cp, cao hơn 8,6% so với mức giá khởi điểm (18.876 đồng/cp). Tổng giá trị số cổ phần bán được là gần 30,3 tỷ đồng.

Nhà đầu tư trúng thầu sẽ phải nộp tiền mua từ ngày 7/9 - 13/9 để hoàn tất giao dịch.

Trước đó, đã có 4 nhà đầu tư cá nhân tham gia đấu giá với tổng khối lượng đăng ký mua vào là gần 3 triệu cổ phần, gấp đôi số lượng được bán đấu giá. Số lượng cổ phiếu được Viecombank đấu giá đợt này là những cổ phiếu thưởng mà ngân hàng được quyền nhận về trước khi thực hiện bán đấu giá hồi tháng 4.

Như vậy, với lần đấu giá thành công này, Vietcombank đã hoàn tất việc thoái vốn khỏi OCB, kết quả nằm trong kế hoạch dự kiệu trước đó của ngân hàng.

Cùng với đó, theo kế hoạch đầu năm 2018, Vietcombank sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại MBBank và Eximbank xuống dưới 5%. Tuy nhiên CTCP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) nhận định Vietcombank sẽ phải mất nhiều thời gian hơn để thoái vốn khỏi hai ngân hàng này và khó có thể hoàn thành trong năm.

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2018

Nới lỏng định lượng (QE) không trở lại?

Mặc dù Fed, Ngân hàng Trung ương châu Âu, Ngân hàng Trung ương Anh và Ngân hàng Trung ương Nhật Bản đều hành động cùng nhau trong năm 2008, nhưng trên con đường trở lại việc bình thường hóa chính sách tiền tệ thì mỗi bên phải tự bước đi trên đôi chân của mình.
10 nam sau khung hoang tai chinh cac ngan hang trung uong gio ra sao
Trong các ngân hàng trung ương, chỉ có Fed là kết thúc gói nới lỏng định lượng

Fed là nơi đầu tiên kết thúc gói nới lỏng định lượng

Chương trình nới lỏng định lượng (QE) được các ngân hàng trung ương nhiều nước thực hiện vào 10 năm trước khi Lemon Brother phá sản gây hiệu ứng toàn nền kinh tế. Và cho đến nay chỉ có Cục dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) là kết thúc gói nới lỏng định lượng của mình và bắt đầu tăng đều lãi suất, dẫn đến con đường thắt chặt tiền tệ, mặc dù ông Trump thì làu bàu về việc này.

Ở Anh, Ngân hàng Trung ương Anh (BoE) gần đây tăng lãi suất chỉ là lần thứ 2 kể từ sau khủng hoảng. Nhưng gói nới lỏng định lượng vẫn còn đó khi mà những lo ngại về Brexit xuất hiện. Theo sát tương tự và cẩn trọng, Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) giữ lãi suất ổn định và chỉ tăng nhẹ trong chương trình mua lại tài sản.

10 nam sau khung hoang tai chinh cac ngan hang trung uong gio ra sao
Ngân hàng Trung ương Nhật Bản giữ lãi suất ổn định và chỉ giảm nhẹ chương trình mua lại của mình

"Fed muốn dùng thời gian kinh tế tốt để bình thường hóa chính sách tiền tệ", chuyên gia phân tích Carsten Brzeski tại Ngân hàng ING Diba tóm gọn. Những ngân hàng khác, theo ông, "thì hoài nghi liệu đây có phải thời điểm tốt không".

Đóng vai trò chỉ huy việc cứu nền kinh tế toàn cầu, các ngân hàng trung ương thực hiện trách nhiệm của họ lên bằng cách đưa ra một loạt công cụ bất thường, dù theo cách tốt hơn hay xấu đi, cũng trở thành một chuyện thường mới.

"Chúng tôi đã đánh giá thấp vai trò cốt yếu mà họ phải thực hiện trong trường hợp bất ổn tài chính nghiêm trọng", theo Eric Dor - Giám đốc nghiên cứu kinh tế tại trường quản lý IESEG của Pháp.

Sau nhiều năm giữ lãi suất cực thấp và dòng tiền rẻ, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đang vật lộn với rào cản kế tiếp là làm thế nào để xoa dịu tình trạng khủng hoảng mà không gây nguy hại đến sự phục hồi.

"Đây là một thách thức vô cùng lớn", theo chuyên gia Brzeski.

Hành động cân bằng nhẹ nhàng trở nên phức tạp hơn với "những bất ổn" nơi cuối con đường, ông cho biết thêm, khi cuộc chiến tranh thương mại của Tổng thống Donald Trump và rủi ro địa chính trị đang gia tăng làm phai mờ viễn cảnh của nền kinh tế.

Và mặc dù Fed, ECB, BoE và BoJ đều hành động cùng nhau trong năm 2008, nhưng trên con đường trở lại việc bình thường hóa chính sách tiền tệ thì mỗi bên phải tự bước đi trên đôi chân của mình.

Nới lỏng định lượng (QE) không trở lại?

Các ngân hàng trung ương thường được giao nhiệm vụ giảm hay tăng lãi suất nhằm đạt được ổn định giá. Nhưng khi tín dụng cạn kiệt sau vụ sụp đổ của Lehman Brothers 10 năm trước, họ phải nghĩ khác đi, ra khỏi quá khứ.

Các ngân hàng này phải đưa ra những biện pháp chưa từng có tiền lệ để cứu vãn nền kinh tế toàn cầu. Đầu tiên, họ cắt giảm lãi suất xuống mức thấp kỉ lục và thậm chí là âm. Sau đó, họ bơm vào hệ thống tài chính rất nhiều tiền mặt.

Họ đưa ra những khoản vay rẻ cho các ngân hàng rồi bắt đầu mua lại hàng loạt trái phiếu chính phủ và công ty theo cách được biết đến với cái tên "nới lỏng định lượng" (QE), hy vọng sẽ gia tăng cho vay và kích thích tiêu dùng.

Những người chỉ trích cho rằng những biện pháp quyết liệt không hề mang lợi ích cho người tiết kiệm và còn bóp méo thị trường trái phiếu, nhưng những người ủng hộ cho rằng họ đang đóng vai trò nòng cốt cho tăng trưởng trở lại.

"Các ngân hàng trung ương có thể kiếm được một lượng lớn tín dụng qua việc hiểu rõ về khủng hoảng", theo Brzeski. "Thậm chí khi có rất nhiều điều phải học khi thực hiện nó".

"Một bước đi sai lầm đáng nhớ là việc lãi suất tăng một cách không khôn ngoan trong năm 2011 bất chấp có cuộc khủng hoảng nợ ở khối châu Âu đang mưng mủ", Brzeski nhìn nhận. Tỷ lệ lãi suất của ECB tăng trong năm 2011 bất chấp một cuộc khủng hoảng nợ khu vực đồng euro.

10 nam sau khung hoang tai chinh cac ngan hang trung uong gio ra sao
Mario Draghi, thống đốc Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) nói rằng nới lỏng định lượng trở thành công cụ bình thường

Nhưng ngân hàng Frankfurt này nhanh chóng sửa đổi sai lầm và thống đốc Mario Draghi sau đó nổi tiếng với lời hứa rằng ECB sẽ làm "bất cứ chuyện gì cần thiết để giữ đồng euro". Các nhà phân tích cho rằng không có con đường trở lại cho các ngân hàng trung ương.

Chính ông Draghi cũng nói vào tháng 6 rằng thậm chí khi ngân hàng này sẵn sàng giảm việc mua lại trái phiếu vào tháng 12, nới lỏng định lượng trở thành một "công cụ bình thường" trong "hộp công cụ" của ECB, sẽ sẵn sàng mở ra bất cứ khi nào cần.

Rủi ro của những bong bóng mới?

Câu hỏi then chốt cho các ngân hàng trung ương hiện giờ là khi nào, và chính xác bằng cách nào, để tháo gỡ những kích thích bất thường để đảm bảo rằng họ có dư "đạn dược" khi có cuộc khủng hoảng mới mà không làm kinh sợ đến các thị trường.

Nhiều chính chuyền, công ty và nhà đầu tư phải phụ thuộc vào lượng tiền nới lỏng của các ngân hàng trung ương để phục vụ cho các khoản nợ của họ, và bất cứ sự đảo chiều bất ngờ nào cũng có thể gieo nên những mầm mống cho một cuộc khủng hoảng mới.

Một cơn đau đầu khác là bất chấp tăng trưởng và thị trường lao động mạnh mẽ, lạm phát vẫn đang thấp một cách rối rắm ở những nền kinh tế phát triển.

Những nỗ lực của các ngân hàng trung ương trong mục tiêu giữ lạm phát khoảng 2% giống như cuộc chiến "đánh nhau với cối xay gió của Don Quixote", theo Eric Dor, giám đốc nghiên cứu kinh tế tại trường quản lý IESEG của Pháp. Còn những nhà quan sát nói rằng những nhân tố bên ngoài ngân hàng như quá trình số hóa là nguyên nhân.

ECB thay vào đó lại nói rõ ràng lạm phát đang đi đúng mục tiêu khi lương của khối eurozone tăng lên, thúc đẩy quyết định của họ trong việc giảm gói nới lỏng định lương, trong khi ra dấu rằng lãi suất sẽ không tăng cho đến năm 2019.

Nhưng nếu ECB cuối cùng thật sự đạt được mục tiêu lạm phát, nhà kinh tế học của Berenberg, Holger Schmieding nói rằng nó sẽ chủ yếu bởi vì lượng kích thích "vượt xa" so với những gì từng thấy trước đây, và chưa rõ điều gì sẽ xảy ra khi thuốc bị rút đi.

Nhà phân tích tại Commerzbank Joerg Kraemer cảnh báo rằng mặc dù các ngân hàng bị ép bởi các nhà điều hành phải trở nên dẻo dai hơn kể từ năm 2008, rủi ro của những bong bóng mới là có thực.

"Cả nợ công và nợ tư nhân trong khối eurozone vẫn ở mức cao", ông nói, khi mà tín dụng được ECB đưa ra dễ dàng.

Tỷ giá mua USD tại các ngân hàng dao động từ 23.250 – 23.275 VNĐ/USD

Hiện tại, tỷ giá mua USD tại các ngân hàng dao động từ 23.250 – 23.275 VNĐ/USD, giá bán USD từ 23.344 – 23.366 VNĐ/USD.
ty gia usd trong nuoc tang giam trai chieu
Ảnh minh họa

Tỷ giá USD trên thị trường ngân hàng hôm nay (5/9) tăng giảm trái chiều. Tính đến 16h00, giá mua USD ở các ngân hàng thương mại dao động từ 23.250 – 23.275 VNĐ/USD, trong khi bán ra từ 23.344 – 23.366 VNĐ/USD.

Cụ thể, Vietcombank và Agribank tăng lần lượt 5 đồng và 10 đồng trên cả hai chiều mua và bán. Trong khi đó, VietinBank và Sacombank lại giảm lần lượt 4 đồng và 1 đồng ở cả hai chiều.

BIDV và Techcombank giữ nguyên tỷ giá niêm yết so với cuối phiên chiều hôm qua.

Trên thị trường tự do, theo khảo sát lúc 17h00 chiều nay, tỷ giá USD đang giao dịch ở mức 23.500 – 23.530 VNĐ/USD; giá mua giảm 10 đồng trong khi giá bán tăng 10 đồng với cuối phiên ngày hôm qua.

ty gia usd trong nuoc tang giam trai chieu

Tỷ giá USD niêm yết tại một số ngân hàng lúc 17h00 ngày 5/9

(Nguồn: QT tổng hợp)

Tỷ giá trung hôm nay tâm được NHNN giữ nguyên so với ngày hôm qua ở mức 22.688 đồng. Tỷ giá USD mua - bán niêm yết tại Sở giao dịch NHNN cũng không đổi ở mức 22.700 - 23.319 VNĐ/USD.

Trên thị trường quốc tế, chỉ số US Dollar Index hiện đang ở mức 95,41 điểm, không thay đổi nhiều so với cùng thời điểm ngày hôm qua.

Tuy nhiên, trong 24h qua, đã có lúc chỉ số US Dollar Index đã chạm đỉnh cao nhất hai tuần ở 95.737 điểm.

Sự tăng mạnh của đồng DXY diễn ra trong bối cảnh thời hạn lấy ý kiến người dân về đề xuất đánh thuế quan mới lên hàng hóa Trung Quốc của Mỹ dự kiến kết thúc vào thứ Năm (6/9). Sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump có thể triển khai kế hoạch áp thuế bổ sung lên 200 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc

Cùng với đó, các cuộc đàm phán thương mại Mỹ - Canada kết thúc hôm 31/8 mà không có thỏa thuận sửa đổi Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) nào được đưa ra, và ông Trump thông báo với Quốc hội ý định ký thỏa thuận song phương với Mexico.

Sự căng thẳng trong xung đột thương mại giữa các nền kinh tế hàng đầu đang kích thích các nhà đầu tư tìm đến đồng bạc xanh như một loại tài sản trú ẩn an toàn và sinh lời vững chắc.

Thứ Sáu, 31 tháng 8, 2018

Vấn đề chỉ số tăng trưởng tín dụng của năm 2018

Theo Phó Thống đốc, con số 17% có thể là một chỉ tiêu phù hợp để vừa đạt được tăng trưởng cũng như bảo đảm được kiểm soát lạm phát.
Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú

Trong buổi Họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 30/8, phóng viên VTV24 có đặt vấn đề chỉ số tăng trưởng tín dụng của năm 2018 có phải thấp không khi nhu cầu vốn cho những tháng cuối năm rất cao?

Trả lời về vấn đề này Phó Thống đốc NHNN Đào Minh Tú cho biếtchỉ số tín dụng là chỉ số điều hành vĩ mô để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ. Vì vậy để có được chỉ số tín dụng hợp lý đối với nền kinh tế là yêu cầu rất cao, phải thực hiện đồng thời hai mục đích: tạo điều kiện hỗ trợ vốn cho nền kinh tế và thực hiện được mục tiêu kiểm soát lạm phát.

Con số 17% có thể là một chỉ tiêu phù hợp để vừa đạt được tăng trưởng cũng như bảo đảm được kiểm soát lạm phát. Đến thời điểm hiện nay cũng đã hết 8 tháng và tăng trưởng nền kinh tế nhìn chung rất khả quan.

Đến thời điểm 30/8, tăng trưởng tín dụng đạt 8,5%, mới được 50% so với chỉ tiêu 17%. Như vậy, còn lại 8,5% nữa cho 4 tháng cuối năm.

Theo Phó Thống đốc, kiểm soát lạm phát mặc dù vẫn dưới 4% nhưng vẫn cần cảnh giác với việc kiểm soát lạm phát từ nay đến cuối năm. Chính vì vậy việc điều hành chỉ số tăng trưởng tín dụng, đặt ra ngay từ đầu năm là khoảng 17%, thì cũng có thể thấp hơn hoặc cao hơn tùy theo nhu cầu thực tế của nền kinh tế.

Đối với nhu cầu vốn cho nền kinh tế, kể cả hiện nay cũng như tiếp theo, đặc biệt với những lĩnh vực ưu tiên, ưu đãi, đều đã có kế hoạch và các ngân hàng thương mại vẫn luôn đảm bảo thanh khoản cho những ưu tiên này.

Trong buổi họp báo, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho biết Thủ tướng chỉ đạo cương quyết không lấy tăng sản lượng dầu thô, tín dụng để tăng trưởng kinh tế.

Ông cũng cho biết năm nay tăng trưởng tín dụng sẽ dưới 18% và "Hiện nay vẫn đang khống chế tăng trưởng tín dụng ở mức 17%" - ông nói. Tăng trưởng GDP cũng không dựa vào tăng trưởng tín dụng nhưng cũng phải đảm bảo vốn tín dụng cho vay phát triển kinh tế.

Tp.HCM tiếp sức cho thị trư��ng BĐS giai đoạn nửa cuối năm

Trong nửa đầu năm 2018, tại Tp.HCM đã chứng kiến hàng loạt các công trình giao thông, hạ tầng được khởi công hoặc khánh thành, phần nào tiếp sức cho thị trường BĐS giai đoạn nửa cuối năm và trong thời gian tới.
Sáng ngày 29/6/2018, cầu vượt nút giao thông Mỹ Thủy trên đường Võ Chí Công, Q.2, Tp.HCM chính thức được thông xe, giúp giảm tình trạng ùn tắc kẹt xe tại khu vực Cảng Cát Lái.
Sự kiện này đã tác động rõ nét đến giá BĐS tại khu vực Q.2. Trong khoảng thời gian ngắn, giá đất nền, căn hộ tại đây liên tục tăng lên. Cụ thể, theo ghi nhận, tại Cát Lái, giá đất nền đã tăng 30% trong vòng 6 tháng.
Trong năm 2016 trung bình từ 18 - 25 triệu đồng/m2. Trong quý IV/2017, giá đã dao động lên từ 28 – 35 triệu đồng/m2 và đến quý II/2018, giá đất vào khoảng 38 – 45 triệu đồng/m2. Các khu vực lân cận cây cầu như P.Thạnh Mỹ Lợi, Bình Trưng Đông, Bình Trưng Tây, An Phú, An Khánh, Bình An, Thủ Thiêm cũng ghi nhận mức tăng từ 20-30% trong khoảng thời gian ngắn.
Những dự án hạ tầng giao thông lớn tại Tp.HCM mới hoàn thành khiến giá nhà đất xung quanh tăng đột biến - Ảnh 1.
Nút giao cầu Mỹ Thủy
Khánh thành cầu Thời Đại
Sáng 30/5/2018, Sở giao thông vận tải Tp.HCM tổ chức lễ thông xe cầu qua đảo Kim Cương (Q.2). Cây cầu này có chiều dài 300m, rộng 22m bao gồm 4 làn xe. Tổng vốn đầu tư gần 500 tỉ đồng. Cây cầu giảm áp lực cho đường Đồng Văn Cống dẫn vào khu đô thị Cát Lái. Đồng thời, lưu thông từ Thạnh Mỹ Lợi về phía đường Mai Chí Thọ và trung tâm TP thuận lợi hơn.
Đây tiếp tục là sự kiện khiến BĐS khu vực này "tăng nhiệt" theo. Vừa thông xe, giá đất đảo Kim Cương đã tăng mạnh. Thậm chí, theo ghi nhận, nhiều lô đất được NĐT mua bán sang tay ngay với giá chênh lệch hàng tỉ đồng. Sauk hi cây cầu được thông xe, Nhiều dự án căn hộ, đất nền nơi đây đã xác lập một mặt bằng giá mới.
Khởi công xây dựng cầu Vàm Sát 2
Cuối tháng 3/2018, khu Quản lý giao thông đô thị số 4 đã khởi công xây dựng cầu Vàm Sát 2 huyện Cần Giờ. Cây cầu có chiều dài 432.7m, rộng 10m, tổng vốn đầu tư 350 tỉ đồng.
Thông tin cây cầu khởi công cũng đã tác động đến giá nhà đất tại huyện Cần Giờ. Đây là khu vực có mức tăng giá đất nền từ 25-30%, thậm chí một số tuyến đường tăng gần 40% kể từ thời điểm cuối năm 2017 đến đầu tháng 4/2018.
Quyết định mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất
Đây cũng là sự kiện ảnh hưởng rõ rệt đến kinh tế - xã hội Tp.HCM và gây nhiều tranh cãi trong đầu năm 2018. Theo UBND Tp.HCM, Thủ tướng chính phủ chọn phương án mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất về phía Nam của công ty tư vấn độc lập của Pháp ADPI. Theo thiết kế nhà ga có diện tích sàn 200.000m2 phục vụ cho 20 triệu hành khách môi năm (giai đoạn 2018 – 2020).
Sau đề xuất mở rộng này, nhà đất xung quanh khu vực sân bay bị kích giá lên cao. Theo khảo sát của Công ty định giá bất động sản Gạch Vàng, giá đất một số tuyến đường gần sân bay trên địa bàn quận Gò Vấp như: đường Quang Trung hiện có mức giá từ 117 triệu đồng/m2, đường Nguyễn Oanh có giá từ 58,4 – 74,4 triệu đồng/m2, đường Phạm Văn Đồng có giá từ 84,3 – 103 triệu đồng/m2.
Còn tại quận Tân Bình, giá đất một số tuyến đường cũng có giá cao "ngất ngưởng" như : đường Hoàng Hoa Thám với giá từ 161 – 210 triệu đồng/m2, đường Trường Chinh giá từ 180 – 212 triệu đồng/m2, đường Tân Sơn giá từ 71 – 88 triệu đồng/m2, đường Cộng Hoà giá từ 111,8 – 133,6 triệu đồng/m2... So với cùng kì năm ngoái, giá này đã tăng từ 20 – 30% so với giá thị trường.
Nghiên cứu tiền khả thi tuyến metro số 5
Thủ tướng chính phủ mới đồng ý chủ trương thuê tư vấn nước ngoài hoặc liên doanh tư vấn trong nước và nước ngoài để thẩm tra nghiên cứu tiền khả thi tuyến metro số 5 giai đoạn 1 (ngã tư Bảy Hiền – Cầu Sài Gòn). Tổng chiều dài giai đoạn 1 khoảng 8.89km, tổng vốn đầu tư dự kiến 41,600 tỉ đồng.
Theo các chuyên gia, tuyến metro này khả thi thực hiện sẽ là yếu tố kích thích nhà đất xung quanh khu vực tăng giá trị theo trong thời gian tới.

Thứ Năm, 30 tháng 8, 2018

Bảo hiểm nhân thọ không ch�� Việt Nam

Ông Trần Nguyên Đán, giảng viên bộ môn Bảo hiểm và quản trị rủi ro tài chính, Trường Đại học Kinh tế TP HCM cho rằng, đại lý bảo hiểm cũng là "người lao động" nhưng chưa có một tổ chức có tính nghề nghiệp đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ. Thực tế, có không ít trường hợp đại lý đã phải nhờ đến các văn phòng luật sư để giải quyết các quyết định trái luật từ phía công ty bảo hiểm. Do đó, Việt Nam nên sớm thành lập Hiệp hội Đại lý bảo hiểm.

Đội ngũ đại lý bảo hiểm là lực lượng kinh doanh chủ yếu của lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ, mang lại phần lớn doanh số cho ngành bảo hiểm. Với sự xuất hiện của nhiều kênh phân phối mới, ông dự báo gì về tương lai của các đại lý?

Ngành bảo hiểm nhân thọ không chỉ Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều sử dụng 2 kênh phân phối chính là đại lý và ngân hàng (bancassurance).


Nguyên nhân phát triển mạnh mẽ của kênh phân phối bancassurance vì chính các quốc gia phát triển cũng thấy những khó khăn trong việc quản lý đại lý.Trong đó, hoạt động phân phối của đại lý ngày càng thu hẹp về tỷ trọng, song song với sự tăng trưởng của kênh bancassurance.

Mặc dù có sự đầu tư cho kênh bán hàng bancassurance và các kênh bán hàng khác như bán hàng online, nhưng kênh phân phối chủ lực của thị trường bảo hiểm nhân thọ Việt Nam vẫn phụ thuộc chủ yếu vào các đại lý và trong tương lai gần, chắc chắn vẫn còn phụ thuộc vào lực lượng này.

Lý do là vì hiểu biết về bảo hiểm của đa số người dân chưa cao; sự phức tạp của sản phẩm bảo hiểm nhân thọ; các ngân hàng tại Việt Nam dù có quan tâm và cố gắng xây dựng kênh phân phối bancassurance nhưng đầu tư chưa "tới"…

Có ý kiến đề xuất thành lập Hiệp hội Các nhà đại lý bảo hiểm. Quan điểm của ông như thế nào?

Tôi cho rằng, đây là việc lý ra đã phải làm ngay từ khi bắt đầu cho phép kinh doanh bảo hiểm nhân thọ tại thị trường Việt Nam.

Bởi lẽ, Hiệp hội Đại lý bảo hiểm có khả năng thực hiện một số nhiệm vụ mà các công ty bảo hiểm không thể thực hiện, đồng thời bổ khuyết quy định trong phần "hoạt động đại lý" của Luật Kinh doanh bảo hiểm bằng các quy tắc "phường hội".

Bên cạnh đó, đại lý bảo hiểm cũng là "người lao động" nhưng chưa có một tổ chức có tính nghề nghiệp đứng ra bảo vệ quyền lợi cho họ.

Chúng ta thấy, thời gian qua có không ít trường hợp đại lý đã phải nhờ đến các văn phòng luật sư để giải quyết các quyết định trái luật từ phía công ty bảo hiểm như tự động đưa ra các điều khoản "phạt" khi đại lý chấm dứt hợp đồng đại lý, hay chây ì trong việc cắt mã số...

Ngoài ra, nghề đại lý tư vấn bảo hiểm là một nghề quan trọng trong việc thiết lập một hệ thống an sinh xã hội hoàn chỉnh. Do đó, cần có những cơ chế tôn vinh những người làm tốt, phạt những người làm xấu, xếp hạng và phân loại các đại lý.

Vậy ai có thể làm tốt những điều đó hơn Hiệp hội Đại lý bảo hiểm? Có thể gọi tổ chức này bằng tên khác, ví dụ Nghiệp đoàn đại lý - tôi thích cái tên này hơn!

Trong nghiên cứu của ông, tại thị trường các nước, thực tế và hiệu quả hoạt động của các hiệp hội này thế nào?

Không phải nước nào cũng có Hiệp hội Đại lý bảo hiểm, nhưng nhiều nước tiên tiến trên thế giới có hiệp hội này như Mỹ, Anh, Singapore…

Như tôi đã nói, Hiệp hội Đại lý bảo hiểm được thành lập nhằm bổ khuyết cho cho sự khiếm khuyết quy định về hoạt động của đại lý trong luật, đồng thời đóng vai trò là một tổ chức nghề nghiệp bảo vệ quyền lợi của các đại lý bảo hiểm.

Do đó, nếu như luật hoàn chỉnh cũng như trong các tổ chức bảo vệ người lao động của một nước có một mảng chuyên trách cho đại lý bảo hiểm thì không nhất thiết phải thành lập Hiệp hội Đại lý bảo hiểm. Đối với thực trạng của thị trường bảo hiểm Việt Nam, tôi cho rằng, việc thành lập hiệp hội này là cần thiết.

Theo ông, mô hình hoạt động của Hiệp hội Đại lý bảo hiểm tại Việt Nam nên như thế nào? Làm thế nào để hiệp hội này hoạt động độc lập bên cạnh hiệp hội ngành nghề hiện nay là Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam (IAV) và có tiếng nói đại diện cho đội ngũ đại lý đang rất đông đảo?

Mô hình hoạt động của Hiệp hội Đại lý bảo hiểm không nhất thiết phải giống như IAV, vì nó chuyên biệt hơn.

Trong đó, có thể tồn tại nhiều ban chuyên trách, nhưng theo tôi, hai bộ phận quan trọng nhất đó là bộ phận pháp chế đại lý nhằm quy định các quy tắc hoạt động cũng như giám sát các hoạt động đại lý và bộ phận bảo vệ quyền lợi đại lý.

Nguồn thu của hiệp hội này sẽ đến từ 2 nguồn chủ yếu: sự hỗ trợ từ các công ty bảo hiểm đóng góp tùy theo quy mô và nguồn quan trọng nhất là từ các đại lý - các công ty bảo hiểm có thể thu hộ.

Làm một phép toán đơn giản: thị trường có hơn 500.000 đại lý, mỗi đại lý đóng 100.000 đồng/ năm và mỗi công ty hỗ trợ 100.000 đồng/đại lý/năm thì quỹ hội đã có khoảng 100 tỷ đồng/năm để hoạt động.

Cơ cấu nhân sự điều hành của Hiệp hội Đại lý không nhất thiết phải có sự hiện diện của cơ quan quản lý là Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm - Bộ Tài chính, hay ban lãnh đạo của các công ty bảo hiểm, mà nên để các đại lý bảo hiểm bầu ra những nhân sự đó.

Cơ cấu nhân sự do các đại lý bầu ra (các đại lý bảo hiểm của từng công ty bảo hiểm có thế bầu ra đại biểu của mình) cho phép sự hoạt động của Hiệp hội là độc lập với các cơ quan quản lý nhà nước và mang tính thực tiễn về giá trị cho các đại lý hơn.