Trang

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 của ANZ

Sau khi bán mảng bán lẻ cho Ngân hàng Shinhan Việt Nam, lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 của ANZ chỉ đạt gần 42,3 tỷ đồng, giảm hơn 75% so với cùng kỳ năm trước.
chia tay mang ban le loi nhuan anz viet nam giam hon 75 trong 6 thang dau nam 2018
Ngân Hàng TNHH MTV ANZ (Nguồn: ANZ)

Theo báo cáo tài chính bán niên 2018 vừa công bố, lợi nhuận sau thuế của Ngân Hàng TNHH Một thành viên ANZ (ANZ Việt Nam) có bước sụt giảm mạnh chỉ đạt gần 42,3 tỷ đồng, giảm 75,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế khoảng 52,9 tỷ đồng.

Sự lao dốc lợi nhuận của ANZ Việt Nam là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro lại tăng cao. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ANZ Việt Nam chỉ đạt hơn 103 tỷ đồng giảm tới 56,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thu nhập lãi thuần giảm gần 41% xuống còn 370,6 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ chỉ đạt 33,5 tỷ giảm 79%. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cũng suy giảm gần 15% xuống mức 84,2 tỷ đồng. Đồng thời, lãi từ chứng khoán đầu tư giảm mạnh hơn 51% và chỉ mang về chưa đầy 6 tỷ đồng.

Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động chứng khoán kinh doanh là mảng duy nhất có sự tăng trưởng lãi thuần khi tạo ra 17,4 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ 2017. Cùng với đó, mức lỗ của hoạt động kinh doanh khác chỉ còn 18 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 27 tỷ đồng).

Cùng với đó, ANZ Việt Nam lại tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên gần 51 tỷ đồng, 2,3 lần cùng kỳ năm trước.

Được biết trước đó, ngày 18/12/2017, ANZ đã chuyển giao toàn bộ mảng bán lẻ của mình cho Ngân hàng Shinhan Việt Nam. Đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của nhà băng này sụt giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018.

chia tay mang ban le loi nhuan anz viet nam giam hon 75 trong 6 thang dau nam 2018
Kết quả kinh doanh của ANZ Việt Nam (Nguồn: BCTC ANZ)

Tính đến 30/6, tổng tài sản của ANZ Việt Nam đạt gần 30.195 tỷ đồng, tăng tới 16% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng chỉ tăng trưởng 0,3% đạt gần 12.744 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự phòng rủi ro cho vay khác hàng lại tăng mạnh gần 56% lên hơn 143 tỷ đồng.

Đáng chú ý, số dư tiền gửi của khách hàng đã tăng mạnh hơn 19% đạt hơn 15.543 tỷ đồng. Ngoài ra, do ngân hàng chưa công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên chưa tính toán được giá trị các khoản nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu.

chia tay mang ban le loi nhuan anz viet nam giam hon 75 trong 6 thang dau nam 2018
Một số chỉ tiêu tài chính của ANZ Việt Nam (Nguồn: BCTC ANZ)

Quy định chi tiết về giá tr��� vốn điều lệ

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, hạn chế tình trạng tín dụng đen, NHNN vừa ban hành thông tư 23 quy định chi tiết về hoạt động tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 23 quy định về tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Thông tư có hiệu lực thi hành từ 1/11/2018.

Quy định chi tiết về giá trị vốn điều lệ, nợ xấu trong 3 năm sau khi tổ chức lại

Thông tư nêu rõ, việc tổ chức lại QTDND được thực hiện trên cơ sở phương án được NHNN chi nhánh phê duyệt phù hợp với quy định pháp luật. Bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục của quỹ cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên QTDND, khách hàng.

Thông tư đưa ra quy định chi tiết hơn về giá trị thực của vốn điều lệ, nợ xấu, phương án kinh doanh dự kiến của từng năm trong 3 năm tiếp theo của QTDND sau khi tổ chức lại; biện pháp chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin quản lý, hệ thống truyền dữ liệu, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để đảm bảo thông suốt hoạt động trong và sau khi hoàn tất quá trình tổ chức lại; Dự trù chi phí phát sinh và nguyên tắc phân bổ chi phí đối với QTDND thực hiện tổ chức lại.

Đồng thời trong phương án tổ chức lại cần có đánh giá tác động của việc tổ chức lại và phương án xử lý các tồn tại, yếu kém; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay (nếu có).

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN chi nhánh ra quyết định chấp thuận tổ chức lại QTDND; Cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép cho QTDND sau khi tổ chức lại. Trường hợp không chấp thuận, NHNN chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do...

Sau khi được NHNN chi nhánh chấp thuận nguyên tắc, QTDND thực hiện tổ chức lại phải niêm yết đầy đủ thông tin như tên, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật,...trong 7 ngày làm việc.

Về hoạt động thanh lý tài sản của QTDND

Thông tư quy định việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình tổ chức lại QTDND phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. QTDND sau khi tổ chức lại kế thừa quyền và nghĩa vụ của QTDND trước đó theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.

Cùng với đó, thời hạn thanh lý là 12 tháng kể từ ngày quyết định chấp thuận giải thể quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có hiệu lực. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện cho QTDND thực hiện thanh lý tài sản đạt hiệu quả cao nhất, thời hạn thanh lý có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng.

Nhưng ngược lại trách nhiệm Hội đồng thanh lý cần nâng cao hơn để đảm bảo thực hiện theo phương án được NHNN chi nhánh phê duyệt, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và các tài sản của QTDND. Mọi khoản thu của QTDND phải được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ theo quy định...

Những trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động

Ngoài những quy định chi tiết về hoạt động cơ cấu lại QTDND, Thông tư 23 cũng đưa ra 7 trường hợp có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động.

(1) QTDND tự nguyện xin giải thể khi có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

(2) hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép QTDND có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép.

(3) QTDND hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép.

(4) QTDND vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.

(5) QTDND không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của NHNN chi nhánh để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

(6) QTDND bị chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản.

(7) QTDND hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được NHNN chi nhánh chấp thuận bằng văn bản.

nguồn: https://vietnambiz.vn/siet-hoa-t-do-ng-cu-a-quy-tin-dung-nhan-dan-86748.html

Giá thép xây dựng hôm nay (19/9) tiếp tục tăng

Giá thép xây dựng hôm nay (19/9) tiếp tục tăng sau khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ trả đũa quyết định áp thuế nhập khẩu 10% lên 200 tỷ USD hàng Trung Quốc của Mỹ.

Giá thép thanh giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Kỳ hạn Thượng Hải (SHFE) tăng 55 nhân dân tệ/tấn, tương đương 1,33% , lên 4.186 nhân dân tệ/tấn (610,05 USD/tấn) vào lúc 7h37 (giờ Việt Nam).

Giá thép này hôm qua đóng cửa tăng 1,4% lên 4.167 nhân dân tệ/tấn (607,28 USD/tấn), mức cao nhất trong vòng một tuần.

gia thep xay dung hom nay 199 leo thang theo cang thang thuong mai my trung
Ảnh minh họa. Nguồn: Jo Yong-Hak/Reuters.

Giá quặng sắt giao tháng 1/2019 trên Sàn giao dịch Hàng hóa Đại Liên tăng 1% lên 506,50 nhân dân tệ/tấn (73,81 USD/tấn) sau khi lên cao nhất kể từ ngày 21/8 ở 508 nhân dân tệ/tấn (74,03 USD/tấn).

Hãng nghiên cứu kinh tế vĩ mô và công nghiệp Fitch Solutions giữ nguyên dự báo rằng giá quặng sắt Trung Quốc sẽ đạt trung bình 60 USD/tấn trong năm nay bất chấp đà tăng mạnh trong tháng 8, đồng thời cho biết giá có thể đi xuống trong những tháng tới khi tăng trưởng kinh tế của nước này dịch chuyển từ khu vực công nghiệp sang dịch vụ.

Giá than cốc giao tháng 1/2019 hôm qua đóng cửa tăng 0,6% lên 2.292 nhân dân tệ/tấn (334,02 USD/tấn).

Giá than luyện cốc chốt phiên tăng nhẹ 0,1% lên 1.298 nhân dân tệ/tấn (189,16 USD/tấn).

Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết "không có lựa chọn nào khác ngoài trả đũa"động thái mới nhất từ Washington, nhưng không cho biết thêm chi tiết về các biện pháp có thể được áp dụng.

Tổng thống Donald Trump ngày 17/9 cho biết ông đã quyết định áp thuế nhập khẩu 10% lên khoảng 200 tỷ USD hàng Trung Quốc, hiệu lực từ ngày 24/9. Đây được xem là bước đi khiến căng thẳng thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục leo thang.

Giá Bitcoin hôm nay 19/9 hiện được giao dịch ở ngưỡng 6.369 USD/Bitcoin

Giá Bitcoin hôm nay 19/9 hiện được giao dịch ở ngưỡng 6.369 USD/Bitcoin, tăng 100 USD so với thời điểm cùng giờ hôm qua.

Giá giao dịch cao nhất trong ngày là 6.382 USD/Bitcoin và giá thấp nhất là 6.234 USD/Bitcoin. Giá trị vốn hoá thị trường của Bitcoin là 110 tỷ USD và số đồng tiền cung ứng là 17.274.463 đồng.

Giá Bitcoin hôm nay 19/9 đã tăng nhẹ trở lại, nhưng đà tăng không đáng kể, nhiều người còn lo ngại, đồng tiền này đang hướng tới đà giảm điểm mạnh trong tuần này.

Tuy nhiên, theo một công bố, lượng giao dịch bitcoin hàng ngày đã tăng nhẹ kể từ tháng 4, và có khoảng 180.000 đến 230.000 giao dịch một ngày kể từ tháng 6.

Thang đo này giảm đáng kể đối với hầu hết các đồng tiền kỹ thuật số khác trong năm. Ngược lại, hệ thống thanh toán Visa, VisaNet, xử lý khoảng 150 triệu giao dịch một ngày và có khả năng xử lý hơn 24.000 giao dịch một giây.

Mt.Gox, sàn giao dịch bitcoin sụp đổ vào năm 2014, được kì vọng sẽ sớm đưa ra 1 tỷ USD tiền kỹ thuật số trả cho hàng ngàn chủ nợ của họ. Bởi vì chờ đợi quá lâu, một số người có lẽ sẽ bán số bitcoin ngay khi họ nhận được. Vậy điều này có thể gây ra một xu hướng giảm tiếp theo?

Khi khối lượng giao dịch cao, thậm chí một lượng cung lớn như vậy cũng chỉ có thể tạo ra một phản xạ tự nhiên, bởi vì những người mua sẽ lấp đầy lượng cung thừa. Tuy nhiên, bức tranh này thay đổi khi khối lượng giao dịch thấp.

Các nhà quản lý tài chính đang xem xét quản lý các công ty liên quan đến ngành tiền kỹ thuật số với sự khắt khe. Vào ngày 11/9, Ủy ban Chứng khoán và Sàn giao dịch Mỹ (SEC) phạt một quỹ tiền kỹ thuật số lần đầu tiên về việc gọi vốn 37 triệu USD bất hợp pháp khi chưa đăng ký với cơ quan này.

Đọc thêm: https://thitruongxangdau24h.blogspot.com/2018/08/cap-nhat-cac-chi-so-gia-bitcoin-bua-nay.html

Thứ Ba, 18 tháng 9, 2018

Ngân hàng đặt mục tiêu tăng vốn từ 5.462 tỷ đồng

Trong năm 2018, ngân hàng đặt mục tiêu tăng vốn từ 5.462 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và đã được đại hội cổ đông thông qua. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông báo gì thêm về kế hoạch này.
ngan hang bac a duoc chap thuan tang von len 5500 ty dong
Ngân hàng TMCP Bắc Á (Ảnh: Bac A Bank).

Ngày 14/9/2018, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã ban hành quyết định về việc sửa đổi nội dung về vốn điều lệ tại Giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank).

Theo đó, vốn điều lệ quy định trên giấy phép hoạt động của ngân hàng sẽ được nâng lên 5.500 tỷ đồng.

Ngân hàng Bắc Á có trách nhiệm thực hiện các thủ tục theo quy định tại Luật các Tổ chức Tín dụng đối với nội dung sửa đổi vốn điều lệ nêu trên. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Giấy phép hoạt động của ngân hàng.

Trong năm 2018, ngân hàng đặt mục tiêu tăng vốn từ 5.462 tỷ đồng lên 6.000 tỷ đồng bằng cách phát hành thêm cổ phiếu và đã được đại hội cổ đông thông qua. Tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có thông báo gì thêm về kế hoạch này.

Luỹ kế 6 tháng đầu năm, lợi nhuận sau thuế ngân hàng đạt gần 350 tỷ đồng, bằng 59,6% kế hoạch năm (586 tỷ đồng). Tại 30/6/2018, tổng tài sản của ngân hàng ở mức 89.772 tỷ đồng, giảm 2% so với cuối năm 2017. Trong đó, khoản mục tiền gửi tại các TCTD khác giảm gần 50% từ 10.455 tỷ đồng xuống 5.365 tỷ đồng.

Cho vay khách hàng của ngân hàng tăng 7,4% đạt 59.590 tỷ đồng, tiền gửi khách hàng tăng 3,9% đạt 65.866 tỷ đồng. Tổng nợ xấu tăng hơn 24% với 436 tỷ đồng, nâng tỷ lệ nợ xấu lên 0,73%.

Thứ Hai, 17 tháng 9, 2018

Năng lực sản xuất thép ở ���n Độ vẫn chưa đạt yêu cầu

Số liệu sản xuất công nghiệp trong tháng 7 vừa qua từ CSO cho thấy mức tăng trưởng 6,6% đóng góp tăng trưởng 7% trong mỗi ngành sản xuất (wt: 77,6) và sản xuất điện (wt: 7,99). Tăng trưởng sản xuất các sản phẩm kim loại chế tạo ở mức 10,4%, thiết bị điện ở mức 7,9%, xe cơ giới và rơ moóc tăng 14,1%, trong đó xe thương mại chiếm 28,1%, vận tải khác (toa xe, xe khách, tàu) tăng 18,9% và đồ nội thất 42,7% % là các phân đoạn duy trì tốc độ tăng trưởng cao hơn mức trung bình trong tháng. Trong số các sản phẩm thép, đề cập đến có thể được làm bằng SS Utensils phát triển ở mức đáng kinh ngạc 76,2% tiếp theo tăng trưởng sản xuất của hợp kim / SS Bars và Rods ở mức 23,4%.
Các động lực chính của tiêu thụ thép, cụ thể là, cơ sở hạ tầng và xây dựng và ô tô đang chơi thẻ của họ khá tốt để đẩy lên mức tiêu thụ. Phân khúc cơ sở hạ tầng / xây dựng đã tăng 8,4% trong tháng. Tuy nhiên, phân khúc tiêu dùng bền vững đã ghi nhận mức tăng trưởng hàng tháng (-) 1,5%, kéo theo mức tăng trưởng trung bình của phân khúc từ 14,4% năm ngoái xuống 9,4% trong giai đoạn hiện tại. Trong phân tích tổng thể, IIP đóng vai trò tích cực trong việc cung cấp một môi trường thuận lợi cho nhu cầu thép tăng trưởng.

Điều đáng lưu ý là sau khi giá thép thế giới tăng kể từ năm ngoái, H2 đã đóng góp vào sự hồi sinh của đầu tư như một biện pháp kích thích và tăng trưởng tâm lý thị trường ở Mỹ, EU và Đông Nam Á. Bị đẩy về phía sau từ sân khấu trung tâm nó chiếm đến H1 của năm 2017.

Báo cáo OECD vừa công bố về hiện trạng năng lực thép cho thấy từ năm 2013 đến 2017, năng lực sản xuất thép toàn cầu đã giảm tốc và giảm 1,3% trong năm 2017 xuống còn 2251,2 tấn. Điều này có thể được so sánh với 1689 tấn sản xuất thép thô toàn cầu theo báo cáo của WSA, cho thấy sử dụng công suất 75%.

Theo số học, công suất dư thừa vào năm 2017 là 562,2 tấn. Các ước tính quốc gia về đầu tư đề xuất cho thấy khoảng 52 tấn công suất thép đang được triển khai và có thể đi vào hoạt động vào năm 2020 và 39 tấn công suất sản xuất thép khác đang trong giai đoạn lập kế hoạch.

Khu vực Tây Á sẽ kế toán cho việc bổ sung công suất tối đa (23.0 tấn) với Iran dẫn đầu nhóm. Tiếp theo là châu Á (18,7 tấn công suất bổ sung), châu Phi (5,9 tấn), CIS (2,9 triệu) và châu Mỹ Latin (1,6 tấn) với Brazil và Argentina dẫn đầu nhóm. Do đó trong trường hợp không có bất kỳ đóng cửa nào nữa, công suất thép toàn cầu dự kiến ​​đạt 2342.2 tấn vào năm 2020. Trong trường hợp khối lượng đang được tiến hành và kế hoạch được bổ sung, châu Á sẽ dẫn đầu khu vực với công suất ước tính 43 tấn, tiếp theo là Tây Á với 32 tấn công suất thép bổ sung vào năm 2020. Hội chứng năng lực dư thừa, báo cáo kết luận, sẽ tiếp tục gây bệnh cho ngành thép toàn cầu trong những năm tới.
Báo cáo thừa nhận rằng dữ liệu đã được thu thập từ các nguồn thương mại công khai và có sẵn mà không thể kiểm tra tính xác thực. Theo đó, Trung Quốc đã tăng cường công suất lên 1150.1 tấn vào năm 2015, sau đó đã giảm xuống 1047.9 tấn vào năm 2017 do đóng cửa các công suất thép theo giai đoạn 102.2MT trong 2 năm qua và vẫn đang tiếp tục. Về Ấn Độ, công suất chế tạo thép đến năm 2017 đã được đặt ở mức 124.8MT (so với công suất lắp đặt trước ngày 31 tháng 3 năm 2018 được hiển thị ở 138MT bởi JPC).

Một số khoản đầu tư dự kiến ​​cho thấy việc tạo năng lực sản xuất thép ở Ấn Độ vẫn chưa được chứng minh bằng các ước tính của công ty. Một số trong số đó là: Dự án Greenfield tại Chattisgarh bởi thép Tata (5MT), thép Essar tại Paradip (6MT), Sesa Sterlite tại Ballari (4MT), Liên doanh SAIL / NMDC tại Chattisgarh (6MT), Thép Uttam và Power tại Panjim (1.550) MT), Uttam Galva tại Wardha (1MT), NMDC / OMC JV tại Odisha (12MT), POSCO tại Odisha (12MT), JSW tại WB (10MT).

Do quá trình thu hồi đất và giải phóng mặt bằng trì hoãn việc bắt đầu năng lực mới ở Ấn Độ, việc tạo ra năng lực của các nhà máy thép hiện có như SAIL tại 5 địa điểm, RINL, thép Tata tại Kalinganagar và Jharsugoda (thép Bhusan), JSW tại Dovi và Bellary, JSPL tại Angul, Patratu và Raigarh và Essar steel tại Hazira và NMDC tại Nagarnar nên được đẩy mạnh nhất.

Tùy thuộc vào sự tăng trưởng của thị trường, các dự án thực địa xanh của Arcelor Mittal, JSW, Tata và POSCO vào năm 2030 cũng có thể được xem xét. Việc tìm nguồn cung ứng và giá cả các nguyên liệu đầu vào chính như quặng sắt và than cốc cùng với khả năng cung cấp nguyên liệu đầu vào cho việc nâng cấp, thiết lập nhiều máy giặt than hơn, công nghệ tiêu thụ năng lượng thấp hơn và công nghệ tiêu thụ ít năng lượng hơn. Đầu tư vào lĩnh vực thép.

Mối quan tâm mới nhất đối với ngành thép Ấn Độ là sự tăng trưởng về nhập khẩu và giảm xuất khẩu. Trong 5 tháng đầu tiên của tài khóa hiện tại, nhập khẩu thép là 3,8.

Đọc thêm: https://giacaphetrongngay.blogspot.com/2018/08/giao-keo-vang-giao-thang-8-tren-san.html

Giá cà phê hôm nay 18/9 tiếp tục lao dốc giảm về mức 31.900 đồng/kg

Giá cả thị trường nông sản hôm nay 18/9, giá cà phê tiếp tục lao dốc giảm về mức 31.900 đồng/kg, giá tiêu ngụp lặn dưới đáy.​
gia-ca-nong-san-hom-nay-189-gia-tieu-ngup-lan-duoi-day-gia-ca-phe-lao-doc-khong-phanh
Giá cả nông sản hôm nay 18/9, giá cà phê tiếp tục lao dốc giảm về mức 31.900 đồng/kg. Ảnh minh họa
Khảo sát giá cả thị trường nông sản hôm nay 18/9 tại các địa phương trọng điểm cho thấy giá mặt hàng nông sản như cà phê Robusta, hồ tiêu đang có diễn biến mới.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay 18/9, giá cà phê nguyên liệu tiếp tục giảm 200 đồng/kg. Giá cà phê Tây Nguyên hôm nay dao động trong khoảng 31.900 – 32.400 đồng/kg.
Cụ thể, mở cửa phiên giao dịch đầu tuần tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê hôm nay giảm thêm 200 đồng/kg đang giữ ở mức 31.900 đồng/kg, giá cà phê tại Di Linh, Lâm Hà thấp đang có giá 31.700 – 31.800 đồng/Kg.
Giá cà phê hôm nay tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) sau khi giảm 200 đồng đang dao động trong khoảng 32.200 – 32.400 đồng/kg. Giá cà phê tại huyện Buôn Hồ ở mức 32.300 đồng/kg.
Còn tại Gia Lai giá cà phê sau đang giữ ở mức 32.400 đồng/kg.
Tương tự giá cà phê tại Kon Tum đang có giá 32.100 đồng/kg.
Trong khi tại Đắk Nông giá cà phê ở mức 32.100 đồng/kg.
Mở cửa phiên giao dịch hôm nay, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London đang giảm.
Giá cà phê robusta kỳ hạn tại London đang giảm, với giá hợp đồng giao tháng 9 giảm 10 USD (giảm 0,67%) đứng ở mức 1479 USD/tấn.
Trong khi tại New York, giá cà phê arabica giảm 2,4 USD, mức giảm 2,41% đứng ở mức 97.30 cent/lb.

Giá cả cả thị trường nông sản ổn định là yếu tố tiên quyết để người nông dân gắn bó với cà phê

Thị trường hạt tiêu ngày hôm nay nhìn chung đi ngang, dự báo giá tiêu khó vượt ngưỡng 51.000 đồng/kg. Ảnh minh họa
Cập nhật giá hồ tiêu hôm nay 18/9, thị trường hạt tiêu ngày hôm nay nhìn chung đi ngang, dự báo giá tiêu khó vượt ngưỡng 51.000 đồng/kg.
Hiện giá tiêu đang được các doanh nghiệp và thương lái thu mua quanh mức 49.000 – 50.000 đồng/kg. Riêng tại Bà Rịa – Vũng Tàu là vùng nguyên liệu được ghi nhận luôn có mức giá cao nhất 51.000 đồng/kg.
Tuy nhiên giá tiêu tại Bình Phước bất ngờ giảm 1.000 đồng từ 51.000 đồng xuống còn 50.000 đồng/kg.
Hiện thị trường hạt tiêu đang khởi khởi sắc trở lại sau chuỗi ngày giảm và giá đi ngang liên tiếp. Mặc dù giá có tăng nhưng so với những ngày đầu tháng 8/2018 hiện giá tiêu thấp hơn 3.000 đồng/kg (tức giảm 5,66%) và 12.000 - 13.000 đồng/kg so với hồi đầu năm (tức giảm 9,09% - 9,26%).
Hiện giá cả thị trường nông sản trong nước theo sát diễn biễn giá nông sản thế giới. Thị trường xuất khẩu nông sản càng lúc càng cạnh tranh gay gắt, không chỉ giá mà còn sản lượng.
Vì thế giá nông sản thế giới biến động sẽ tác động đến giá cả thị trường nông sản Việt Nam
đọc thêm: https://thongtintygia.wordpress.com/2018/08/06/ca-phe-robusta-ho-tieu-hom-nay-6-8-dang-voi-dien-bien-trai-chieu/