Trang

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Quy định chi tiết về giá tr��� vốn điều lệ

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, hạn chế tình trạng tín dụng đen, NHNN vừa ban hành thông tư 23 quy định chi tiết về hoạt động tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 23 quy định về tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Thông tư có hiệu lực thi hành từ 1/11/2018.

Quy định chi tiết về giá trị vốn điều lệ, nợ xấu trong 3 năm sau khi tổ chức lại

Thông tư nêu rõ, việc tổ chức lại QTDND được thực hiện trên cơ sở phương án được NHNN chi nhánh phê duyệt phù hợp với quy định pháp luật. Bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục của quỹ cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên QTDND, khách hàng.

Thông tư đưa ra quy định chi tiết hơn về giá trị thực của vốn điều lệ, nợ xấu, phương án kinh doanh dự kiến của từng năm trong 3 năm tiếp theo của QTDND sau khi tổ chức lại; biện pháp chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin quản lý, hệ thống truyền dữ liệu, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để đảm bảo thông suốt hoạt động trong và sau khi hoàn tất quá trình tổ chức lại; Dự trù chi phí phát sinh và nguyên tắc phân bổ chi phí đối với QTDND thực hiện tổ chức lại.

Đồng thời trong phương án tổ chức lại cần có đánh giá tác động của việc tổ chức lại và phương án xử lý các tồn tại, yếu kém; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay (nếu có).

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN chi nhánh ra quyết định chấp thuận tổ chức lại QTDND; Cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép cho QTDND sau khi tổ chức lại. Trường hợp không chấp thuận, NHNN chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do...

Sau khi được NHNN chi nhánh chấp thuận nguyên tắc, QTDND thực hiện tổ chức lại phải niêm yết đầy đủ thông tin như tên, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật,...trong 7 ngày làm việc.

Về hoạt động thanh lý tài sản của QTDND

Thông tư quy định việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình tổ chức lại QTDND phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. QTDND sau khi tổ chức lại kế thừa quyền và nghĩa vụ của QTDND trước đó theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.

Cùng với đó, thời hạn thanh lý là 12 tháng kể từ ngày quyết định chấp thuận giải thể quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có hiệu lực. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện cho QTDND thực hiện thanh lý tài sản đạt hiệu quả cao nhất, thời hạn thanh lý có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng.

Nhưng ngược lại trách nhiệm Hội đồng thanh lý cần nâng cao hơn để đảm bảo thực hiện theo phương án được NHNN chi nhánh phê duyệt, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và các tài sản của QTDND. Mọi khoản thu của QTDND phải được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ theo quy định...

Những trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động

Ngoài những quy định chi tiết về hoạt động cơ cấu lại QTDND, Thông tư 23 cũng đưa ra 7 trường hợp có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động.

(1) QTDND tự nguyện xin giải thể khi có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

(2) hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép QTDND có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép.

(3) QTDND hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép.

(4) QTDND vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.

(5) QTDND không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của NHNN chi nhánh để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

(6) QTDND bị chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản.

(7) QTDND hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được NHNN chi nhánh chấp thuận bằng văn bản.

nguồn: https://vietnambiz.vn/siet-hoa-t-do-ng-cu-a-quy-tin-dung-nhan-dan-86748.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.