Trang

Thứ Sáu, 21 tháng 9, 2018

Thành lập Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam

Ngày 19/9, NHNN đã chính thức cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam (chuyển đổi từ Techcom Finance).
cong ty tai chinh lotte duoc cap phep hoat dong tai viet nam

Công ty Tài chính TNHH Một thành viên Kỹ thương (Techcom Finance - TCF) vừa được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp đổi giấy phép để trở thành Công ty tài chính TNHH MTV Lotte Việt Nam.

Công ty có vốn điều lệ là 600 tỷ đồng do Công ty Lotte Card Co.,Ltd (thuộc Tập đoàn Lotte Hàn Quốc) sở hữu 100% vốn góp và có thời hạn hoạt động là 50 năm kể từ ngày 29/12/2008.

Trước đó, ngày 19/1/2018, NHNN đã chấp thuận về nguyên tắc thương vụ chuyển nhượng toàn bộ vốn góp tại Techcom Finance sau khi HĐQT của Techcombank đã thông qua chủ trương chuyển nhượng vốn vào ngày 22/5/2017. Giá chuyển nhượng của thương vụ này lên tới 87,5 tỷ won, tương đương 1.734 tỷ đồng, gấp 2,89 lần vốn điều lệ của TechcomFinance (600 tỷ đồng).

Sau khi mua lại thành công Techcom Finance, công ty con của Lotte sẽ bắt tay vào phát hành thẻ tín dụng, cho vay tiêu dùng và cho vay trả góp tại Việt Nam.

Được biết, Lotte Card Co, Ltd. Là một công ty thẻ tín dụng của Hàn Quốc trực thuộc Tập đoàn Lotte và có trụ sở chính đặt tại Seoul.

Mỹ đã đánh thuế 2,2 tỷ USD sản phẩm thép nhập khẩu

Theo Bloomberg, Mỹ ước tính các thuế quan mới đánh lên hàng hóa, sản phẩm thép, nhôm nhập khẩu từ Trung Quốc có thể tạo ra thêm 4 tỷ USD doanh thu, với Tổng thống Mỹ Donald Trump cho rằng chính sách thuế quan đưa nước Mỹ lên vị trí thương lượng tốt hơn.

Tính đến này 19/9, Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ đã đánh thuế 2,2 tỷ USD sản phẩm thép nhập khẩu và 625,4 triệu USD đối với thép, cũng như 1,2 tỷ USD hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, dữ liệu từ cơ quan này cho biết. Con số này đại diện cho mức thu nhập liên bang tăng thêm từ thuế đánh vào kim loại từ nước ngoài và sản phẩm có nguồn gốc Trung Quốc trong năm nay.

Khoản thu và đặt cọc thực tế gửi cho Bộ Tài chính có thể thấp hơn vì các nhà nhập khẩu và công ty có thể nộp đơn xin hoàn, trả lại hoặc rút lại khoản tiền, một quá trình cần tới 6 tháng, cơ quan này cho biết thêm.

my thu ve 4 ty usd tu cac muc thue quan nhap khau moi
Ảnh: Bloomberg.

Ông Trump áp thuế lên kim loại nhập khẩu từ tháng 3, và tăng thuế đối với hàng hóa Trung Quốc trong các giai đoạn tiếp theo, bắt đầu với mức thuế 25% đối với 34 tỷ giá trị hàng hóa trong tháng 7, và một khoảng thuế bổ sung lên 16 tỷ USD trong tháng 8.

Mức thuế 10% đánh lên 200 tỷ giá tị hàng hóa Trung Quốc sẽ có hiệu lực vào ngày 24/9, và lên đến 25% vào tháng 1/2019 nếu Bắc Kinh không nhượng bộ. Ông Trump cũng đe dọa áp thuế lên hầu hết sản phẩm nhập khẩu Trung Quốc. Trung Quốc và những quốc gia khác đang đáp trả với thuế quan đánh lên hàng xuất khẩu của Mỹ.

"Thuế quan đặt Mỹ vào vị thế thương lượng mạnh hơn, với USD và việc làm chảy vào nước Mỹ, và chi phí tăng tới thời điểm này là không đáng kể. Nếu các quốc gia không ký kết các thỏa thuận công bằng với chúng tôi, chúng tôi sẽ 'đánh thuế!'", ông Trump đăng tải trên Twitter của mình hôm 17/9.

Các nhóm doanh nghiệp than phiền, trong khi các biện pháp là cần thiết trong thương mại, thuế quan là cách tiếp cận sai lầm. Họ nhận định, thách thức đối với kinh tế trong ngắn hạn từ chi phí tăng cao đối với người tiêu dùng và mất việc, được tạo ra từ thuế quan và trả đũa thuế quan, sẽ không mang lại lợi ích trong dài hạn.

Thứ Năm, 20 tháng 9, 2018

Giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên ngày 21/9/2018

Giá cà phê nhân xô các tỉnh Tây Nguyên ngày 21/9/2018 hồi phục 400 đồng lên mức 32.300 – 32.900 đồng/kg (lúc 9h sáng). Tại cảng TPHCM, cà phê robusta cộng 21 USD chốt tại 1.433 USD/tấn (FOB).

Tham khảo giá cà phê nhân xô tại Việt Nam

TT nhân xô

Giá trung bình

Thay đổi

FOB (HCM)

1.433

Trừ lùi: -75

Đắk Lăk

32.800

+400

Lâm Đồng

32.300

+400

Gia Lai

32.900

+400

Đắk Nông

32.700

+400

Nguồn: Diễn đàn của người làm cà phê

Thị trường cà phê trong nước tăng theo đà tăng của thị trường robusta thế giới. Cụ thể, giá thấp nhất ở 32.300 đồng/kg tại Lâm Đồng, và cao nhất ở 32.900 đồng/kg tại Gia Lai. Giá cà phê xuất khẩu loại 2, tỷ lệ đen vỡ 5% tại cảng TP.HCM giao dịch ở mức 1.433 USD/tấn, trừ lùi 75 USD/tấn

Các phiên trước thị trường biến động trong trạng thái chờ đợi, thăm dò xem phản ứng từ phía Trung Quốc sau khi Mỹ tuyên bố mức thuế mới trên gói hàng hóa nhập khẩu trị giá 60 tỷ USD. Tuy nhiên, chứng khoán Mỹ giảm nhẹ đã giúp cho hầu hết hàng hóa trên bảng giá có màu xanh. Ngân hàng Goldman Sachs bày tỏ quan ngại khi chiến tranh thương mại leo thang và bất ổn của EU có thể khiến kinh tế toàn cầu bước vào thời kỳ suy thoái mới.

Sáng nay (21/9), đồng real Brazil tăng giá so với đồng USD giúp hai sàn cà phê có thêm lửa. Bên sàn New York, mua nhiều mà bán không nhiều, lượng giao dịch yếu cũng góp phần đẩy giá lên nhanh.

Chính phủ Brazil đã nâng dự báo vụ cà phê 2018 lên mức kỷ lục 59,9 triệu bao (loại 60kg). Trong đó, cả sản lượng cà phê arabica và robusta vụ này đều được ghi nhận ở mức cao chưa từng thấy, với arabica đạt 45,9 triệu bao (tăng 34,1%) và robusta đạt 14 triệu bao (tăng 30,3%) so với vụ trước.

đọc thê,m https://thitruonggaobiz.wordpress.com/2018/08/10/gia-ca-phe-hom-nay-10-8-giam-duoi-35-ngan-dong/

Tập đoàn Tài chính Á Châu (AFG) vẫn còn khoản nợ xấu

Hiện Cty Cổ phần Tập đoàn Tài chính Á Châu (AFG) vẫn còn khoản nợ xấu gần 640 tỉ đồng tại Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB). Trong khi đó, 'bầu' Kiên (ảnh) lại bị tố những phi vụ chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng của AFG thông qua mua bán cổ phiếu.
tiep vu ba u kien la i bi to lu a da o chie m doa t 158 ti dong bi chie m doa t nhu the na o

Ngăn cản trả nợ

Sau khi ông Nguyễn Đức Kiên ("bầu" Kiên) bị bắt, gia đình ông Kiên và các cổ đông Công ty (Cty) Cổ phần tập đoàn tài chính Á Châu (AFG) đã bầu lại Hội đồng quản trị (HĐQT) để tiếp quản doanh nghiệp và khắc phục hậu quả. Tuy nhiên đến nay, việc trả nợ của những người làm nhiệm vụ kế thừa cũng không thể thực hiện, vì bị chính bầu Kiên và các thành viên liên quan ngăn cản.

Để thanh toán nợ, Chủ tịch HĐQT AFG đã lấy ý kiến các thành viên HĐQT về việc ủy quyền tất cả các quyền của chủ sở hữu theo quy định đối với 15.000.000 cổ phiếu của ACB thuộc sở hữu của AFG cho ACB hoặc bên thứ 3 do ACB chỉ định, để đảm bảo nghĩa vụ nợ của AFG tại ACB.

Nhiều cổ đông của AFG đang lo lắng vì khoản nợ của Cty tại ACB khá lớn, đã chuyển thành nợ xấu. Cổ đông P.V.T.P (sở hữu 1.056.000 cổ phần AFG), cho rằng các khoản nợ xấu này đang ảnh hưởng đến uy tín cũng như lịch sử tín dụng của Cty.

Nợ xấu cũng đang khiến AFG gánh chịu chi phí lãi quá hạn quá lớn, vượt khả năng sinh lời so với danh mục tài sản hiện có. Cổ đông này có văn bản yêu cầu AFG tất toán nợ cho ACB và cơ cấu lại danh mục đầu tư. Phương án trả nợ được đưa ra là bán một phần hoặc toàn bộ số cổ phiếu ACB mà AFG đang sở hữu. Nhất là trong bối cảnh giá trị cổ phiếu ACB mà AFG đang sở hữu rất tốt, thuận lợi cho việc bán để trả nợ cho ngân hàng (giá cao nhất kể từ năm 2012 cho đến lúc này).

Tuy nhiên, bà Đặng Ngọc Lan (vợ ông Kiên), với tư cách thành viên HĐQT AFG, đã không đồng ý ủy quyền cho ACB hoặc bên thứ 3 đối với 15.000.000 cổ phiếu ACB thuộc sở hữu của AFG và các cổ đông, để thanh toán nợ. Bà Lan khẳng định HĐQT không được phép quyết định những vấn đề liên quan đến tài sản của AFG khi chưa lấy ý kiến cổ đông theo điều lệ. Trong khi đó AFG vẫn chưa thể tổ chức đại hội đồng cổ đông để lấy ý kiến, cũng như xem xét lại tổng thể các hoạt động của Cty.

Theo điều lệ AFG, việc bán tài sản phải được cổ đông thông qua với tỉ lệ 65%. Trong khi đó, Cty B&B (Cty gia đình ông Kiên - bà Lan) sở hữu 40% cổ phần của AFG nên vẫn có quyền phủ quyết việc bán tài sản để trả nợ (do ông Kiên gây ra).

Trong văn bản gửi Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trước Đại hội cổ đông vào tháng 3.2018, ACB cho biết, trong cơ cấu cổ đông hiện nay của nhà băng này, có nhóm cổ đông và người có liên quan đến "bầu" Kiên nắm giữ khoảng 10,45% cổ phần ACB. Nhóm cổ đông này cũng là khách hàng vay với dư nợ gốc 193 tỉ đồng và nợ lãi 175 tỉ đồng (tính đến cuối tháng 2.2018). Nhóm cổ đông này cũng có liên quan đến 6 Cty là khách hàng có nợ xấu tại ACB, với dư nợ gốc tính đến cuối tháng 2.2018 lên đến 3.094 tỉ đồng.

Cũng theo báo cáo gửi NHNN của ACB, ông Kiên và bà Lan cùng các tổ chức, cá nhân liên quan đang có các hành động từ chối trả nợ, ngăn cản quá trình thu hồi nợ mà ACB đang thực hiện theo chỉ đạo của NHNN.

Đáng nói là "ông bầu" này trước khi bị bắt (năm 2012) và chấp hành hình phạt tù 30 năm (tội lừa đảo, cố ý làm trái, trốn thuế…) là Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc, người đại diện theo pháp luật Cty AFG, ông Kiên và những người thân (thông qua Cty B&B) nắm giữ 40% vốn tại Cty này. AFG còn góp vốn thành lập các Cty con là Cty Cổ phần Đầu tư Á Châu (ACI), Cty Cổ phần Đầu tư ACB HN (ACBI). Ông Kiên cũng chính là Chủ tịch HĐQT ACI, Chủ tịch HĐQT ACBI và tự ý kinh doanh vàng, gây thua lỗ cho cả 3 Cty với hơn 1.100 tỉ đồng. Cụ thể, AFG bị lỗ gần 500 tỉ đồng, ACI lỗ hơn 368 tỉ đồng và ACBI lỗ hơn 373 tỉ đồng.

Sau khi thua lỗ, tại biên bản họp cổ đông ngày 13.8.2010, chính ông Kiên cam kết chịu trách nhiệm về những khoản lỗ này, nhưng đến nay lại tìm mọi cách thoái thác trách nhiệm đã cam kết.

Bí ẩn vụ chuyển nhượng 11 triệu cổ phiếu TCB

Trong đơn tố cáo mới nhất mà Cty AFG gửi Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an Hà Nội (ngày 8.5.2018), tố cáo ông Nguyễn Đức Kiên có dấu hiệu lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản trong một giao dịch khác, làm thiệt hại hàng trăm tỉ đồng.

Giai đoạn 2008 - 2010, AFG là cổ đông chiếm đến 70% vốn điều lệ của Cty Cổ phần Đầu tư ACB HN (ACBI), ông Kiên khi đó chính là Chủ tịch HĐQT ACBI, và cũng là Chủ tịch HĐQT của AFG, đại diện phần vốn góp của AFG tại ACBI. Với vị trí này, ông Kiên đã tự mình quyết định tất cả các vấn đề liên quan đến hoạt động của ACBI, trong đó có nhiều ký kết, giao dịch vượt thẩm quyền, gây thiệt hại nghiêm trọng về tài chính cho doanh nghiệp này.

tiep vu ba u kien la i bi to lu a da o chie m doa t 158 ti dong bi chie m doa t nhu the na o

Dù đã bị kết án, "bầu" Kiên vẫn tiếp tục bị tố lừa đảo, chiếm đoạt hàng trăm tỉ đồng.

Ngày 25.3.2008, ACBI thu được 800 tỉ đồng từ việc phát hành trái phiếu cho ACB. Theo phương án phát hành trái phiếu được đại hội cổ đông thông qua, mục đích của việc phát hành trái phiếu là để đầu tư tài chính - đầu tư vào cổ phiếu của ngân hàng thương mại. Với số tiền có được, ngày 26.3.2008, ông Kiên đã trực tiếp ký hợp đồng mua 9.670.000 cổ phiếu TCB của Techcombank từ 12 cá nhân. Tổng số tiền chi cho việc mua cổ phiếu này từ 12 cá nhân là 699,875 tỉ đồng (mệnh giá 72.376 đồng/cổ phiếu).

Số tiền còn lại ông Kiên chỉ đạo cho Cty ACI vay 100 tỉ đồng nhưng không lấy lãi trong vòng 8 tháng, trong khi ACBI vẫn phải trả lãi trái phiếu cho ACB. Việc cho vay này là vượt thẩm quyền của ông Kiên và cũng không được Đại hội cổ đông thông qua. Đến ngày 15.8.2008, Techcombank chia cổ tức bằng cổ phiếu. Với lượng cổ phiếu sở hữu, ACBI được chia thêm 1.590.715 cổ phiếu TCB, nâng tổng số cổ phiếu sở hữu lên 11.260.715 cổ phiếu (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu).

Ngày 18.12.2008 (tức 7 tháng sau giao dịch mua cổ phiếu của 12 cá nhân), ông Kiên chỉ đạo giám đốc ACBI bán toàn bộ 11.260.715 cổ phiếu TCB đang sở hữu cho 2 cá nhân với mức giá bằng với giá khi mua ban đầu cho 9.670.000 cổ phiếu, tức 699,875 tỉ đồng(!?). Trong hợp đồng mua bán, ACBI có nhận thêm tiền lãi suất hỗ trợ cho thời gian 7 tháng này là gần 52,3 tỉ đồng.

Các cổ đông của ACBI khẳng định, đây là điều bất thường và rất khó hiểu, bởi một giao dịch mua bán cổ phiếu bình thường nhưng các bên lại thỏa thuận hỗ trợ tiền lãi vay. Số cổ phiếu ACBI chuyển nhượng cho 2 cá nhân thực tế cũng cao hơn số lượng mua ban đầu đến 1.590.715 cổ phiếu (được trả cổ tức), nhưng số tiền trả cho ACBI lại ghi nhận bằng với giá trị mua ban đầu của 9.670.000 cổ phiếu.

Theo AFG (Cty nắm 70% vốn tại ACBI), về nguyên tắc khi mua bán tài sản (cổ phiếu TCB), các bên phải tự thu xếp tài chính. Chi phí vốn sẽ được xác định trong giá bán chứ không thể mua bán cùng một giá nhưng lại thu thêm tiền hỗ trợ lãi vay. Thực chất, giao dịch mua bán này là ông Kiên thỏa thuận với 2 cá nhân mua lô cổ phiếu TCB của ACBI chịu lãi suất trả chậm từng năm cho số tiền trả chậm. ACBI và 2 cá nhân này ký hợp đồng bán lô cổ phiếu từ cuối năm 2008 và hoàn tất chuyển giao, nhưng đến tháng 3.2013, việc thanh toán mới chấm dứt.

Nhưng đáng nói là trên giao dịch mua bán, ACBI không có văn bản thỏa thuận lãi suất trả chậm nào với 2 cá nhân mua cổ phiếu này, và cũng không nhận được bất cứ khoản tiền lãi trả chậm nào, mặc dù việc thanh toán kéo dài.

Thay vào đó, cùng thời điểm thanh toán tiền lãi trái phiếu cho ACB, cá nhân ông Kiên đã nhận tổng cộng hơn 211,2 tỉ đồng qua tài khoản, với nội dung "thanh toán tiền mua cổ phiếu TCB của ông Kiên và người mua". Sau đó, ông Kiên đã trích hơn 52,26 tỉ đồng chuyển cho ACBI theo đúng số tiền hỗ trợ lãi vay mua cổ phiếu đã thỏa thuận như đã nói ở trên. Phần còn lại gần 158 tỉ đồng ông Kiên chiếm giữ, không giao lại cho ACBI.

AFG cho rằng, hành vi của ông Kiên có dấu hiệu vi phạm pháp luật quy định tại điều 355 Bộ luật Hình sự "Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản". Vì AFG với tư cách là cổ đông sở hữu 70% vốn điều lệ của ACBI, nên việc ông Kiên chiếm đoạt số tiền gần 158 tỉ đồng trong giao dịch mua bán cổ phiếu TCB cũng là chiếm đoạt tiền của AFG.

Trong khi đó, trái phiếu ACBI phát hành cho ACB có thời hạn 5 năm (2008 - 2013) nhưng đến nay (9.2018) vẫn chưa thanh toán cho ACB.

Thứ Tư, 19 tháng 9, 2018

Giá cà phê hôm nay 20/9 giảm nhẹ 100 đồng/kg

Thị trường giá nông sản hôm nay (20/9), giá cà phê giảm nhẹ 100 đồng/kg. Trong khi giá tiêu tại Gia Lai tăng nhẹ so với hôm qua.

Thị trường giá nông sản hôm nay (20/9), giá cà phê giảm nhẹ 100 đồng/kg. Trong khi giá tiêu tại Gia Lai tăng nhẹ so với hôm qua.

Giá cà phê hôm nay (20/9) giảm nhẹ 100 đồng/kg

Theo khảo sát, giá cà phê nguyên liệu hôm nay tại Tây Nguyên giảm nhẹ 100 đồng/kg so với hôm qua.

Giá nông sản hôm nay 20/9: Giá cà phê giảm 100 đ/kg, giá tiêu tăng nhẹ

Giá cà phê hôm nay (20/9) giảm nhẹ 100 đồng/kg.

Cụ thể, tại huyện Di Linh (Lâm Đồng), Lâm Hà (Lâm Đồng) giá cà phê báo giảm 100 đồng/kg xuống mức 31.900 đồng/kg. Còn tại huyện Bảo Lộc (Lâm Đồng) giá cà phê cũng giảm nhẹ 100 đồng/kg xuống dao động ở mức 32.000 đồng/kg.

Tương tự tại huyện Buôn Hồ (ĐắkLắk) giá cà phê ghi nhận giảm 100 đồng/kg xuống mức 32.400 đồng/kg. Còn tại huyện Cư M'gar (ĐắkLắk), Ea H'leo (ĐắkLắk) giá cà phê hôm nay không thay đổi vẫn dao động ở mức 32.600 đồng/kg.

Tại Kon Tum giá cà phê cũng báo giảm 100 đồng/kg xuống mức 32.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Gia Lai, Đắk Nông giá cà phê không có biến động so với hôm qua và đang được thu mua ở mức lần lượt là 32.500 đồng/kg và 32.400 đồng/kg.

Như vậy, giá cà phê toàn miền đang dao động trong khoảng từ 31.900 đồng/kg và 32.600 đồng/kg.

Giá hồ tiêu hôm nay (20/9) tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg

Theo khảo sát, giá tiêu hôm nay biến động nhẹ so với hôm qua. Cụ thể, toàn miền có duy nhất tỉnh Gia Lai giá tiêu hôm nay báo tăng 500 đồng/kg lên dao động ở mức 49.500 đồng/kg.

Còn tại tỉnh ĐắkLắk, Đắk Nông, Bình Phước giá hồ tiêu dao động ở mức 50.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu giá tiêu hôm nay vẫn được thu mua ở mức cao nhất toàn miền 51.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay tại Đồng Nai dao động ở mức 49.000 đồng/kg.

Như vậy, giá tiều toàn miền hôm nay đang được thu mua trong khoảng từ 49.000-51.000 đồng/kg.

Giá hồ tiêu hôm nay (20/9) tại Gia Lai tăng 500 đồng/kg.

Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), ông Nguyễn Nam Hải, cho biết, chưa có dấu hiệu giá hồ tiêu phục hồi trong các tháng cuối năm 2018.

Hiện nhu cầu từ các nước nhập khẩu hồ tiêu vẫn ở mức thấp trong khi nguồn cung từ các nước sản xuất vẫn tiếp tục được bổ sung, nhất là khi Indonesia, Malaysia, Brazil, Sri Lanka, đã thu hoạch vụ mới và Việt Nam được dự báo trúng mùa năm 2019.

Thị trường thế giới đang dư thừa hồ tiêu, nếu tính thêm 104.000 tấn tiêu tồn kho năm 2017 mang sang năm 2018, theo số liệu của Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC).

Theo VPA, tổng nhu cầu hồ tiêu trên thế giới chỉ vào khoảng 350.000 tấn/năm, nhưng tổng sản lượng hồ tiêu toàn cầu ước tính đã đạt tới 547.000 tấn, trong đó, Việt Nam cung ứng khoảng 200.000 tấn/năm, chiếm khoảng 62%.

đọc thêm https://thongtintygia.wordpress.com/2018/08/09/gia-ca-phe-bua-nay-9-8-tang-phien-thu-ba-lien-tiep/

Lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 của ANZ

Sau khi bán mảng bán lẻ cho Ngân hàng Shinhan Việt Nam, lợi nhuận sau thuế lũy kế 6 tháng đầu năm 2018 của ANZ chỉ đạt gần 42,3 tỷ đồng, giảm hơn 75% so với cùng kỳ năm trước.
chia tay mang ban le loi nhuan anz viet nam giam hon 75 trong 6 thang dau nam 2018
Ngân Hàng TNHH MTV ANZ (Nguồn: ANZ)

Theo báo cáo tài chính bán niên 2018 vừa công bố, lợi nhuận sau thuế của Ngân Hàng TNHH Một thành viên ANZ (ANZ Việt Nam) có bước sụt giảm mạnh chỉ đạt gần 42,3 tỷ đồng, giảm 75,3% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận trước thuế khoảng 52,9 tỷ đồng.

Sự lao dốc lợi nhuận của ANZ Việt Nam là do lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh giảm mạnh trong khi chi phí trích lập dự phòng rủi ro lại tăng cao. Cụ thể, trong 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của ANZ Việt Nam chỉ đạt hơn 103 tỷ đồng giảm tới 56,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, thu nhập lãi thuần giảm gần 41% xuống còn 370,6 tỷ đồng. Lãi thuần từ hoạt động dịch vụ chỉ đạt 33,5 tỷ giảm 79%. Lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối cũng suy giảm gần 15% xuống mức 84,2 tỷ đồng. Đồng thời, lãi từ chứng khoán đầu tư giảm mạnh hơn 51% và chỉ mang về chưa đầy 6 tỷ đồng.

Trong các hoạt động kinh doanh của ngân hàng, hoạt động chứng khoán kinh doanh là mảng duy nhất có sự tăng trưởng lãi thuần khi tạo ra 17,4 tỷ đồng, tăng 58% so với cùng kỳ 2017. Cùng với đó, mức lỗ của hoạt động kinh doanh khác chỉ còn 18 tỷ đồng (cùng kỳ năm trước lỗ 27 tỷ đồng).

Cùng với đó, ANZ Việt Nam lại tăng mạnh trích lập dự phòng rủi ro tín dụng lên gần 51 tỷ đồng, 2,3 lần cùng kỳ năm trước.

Được biết trước đó, ngày 18/12/2017, ANZ đã chuyển giao toàn bộ mảng bán lẻ của mình cho Ngân hàng Shinhan Việt Nam. Đây có lẽ là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận của nhà băng này sụt giảm mạnh trong 6 tháng đầu năm 2018.

chia tay mang ban le loi nhuan anz viet nam giam hon 75 trong 6 thang dau nam 2018
Kết quả kinh doanh của ANZ Việt Nam (Nguồn: BCTC ANZ)

Tính đến 30/6, tổng tài sản của ANZ Việt Nam đạt gần 30.195 tỷ đồng, tăng tới 16% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng chỉ tăng trưởng 0,3% đạt gần 12.744 tỷ đồng. Tuy nhiên, dự phòng rủi ro cho vay khác hàng lại tăng mạnh gần 56% lên hơn 143 tỷ đồng.

Đáng chú ý, số dư tiền gửi của khách hàng đã tăng mạnh hơn 19% đạt hơn 15.543 tỷ đồng. Ngoài ra, do ngân hàng chưa công bố thuyết minh báo cáo tài chính nên chưa tính toán được giá trị các khoản nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu.

chia tay mang ban le loi nhuan anz viet nam giam hon 75 trong 6 thang dau nam 2018
Một số chỉ tiêu tài chính của ANZ Việt Nam (Nguồn: BCTC ANZ)

Quy định chi tiết về giá tr��� vốn điều lệ

Nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân, hạn chế tình trạng tín dụng đen, NHNN vừa ban hành thông tư 23 quy định chi tiết về hoạt động tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân.

Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vừa ban hành Thông tư số 23 quy định về tổ chức lại, thu hồi giấy phép và thanh lý tài sản của Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND). Thông tư có hiệu lực thi hành từ 1/11/2018.

Quy định chi tiết về giá trị vốn điều lệ, nợ xấu trong 3 năm sau khi tổ chức lại

Thông tư nêu rõ, việc tổ chức lại QTDND được thực hiện trên cơ sở phương án được NHNN chi nhánh phê duyệt phù hợp với quy định pháp luật. Bảo đảm hoạt động an toàn và liên tục của quỹ cũng như bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của thành viên QTDND, khách hàng.

Thông tư đưa ra quy định chi tiết hơn về giá trị thực của vốn điều lệ, nợ xấu, phương án kinh doanh dự kiến của từng năm trong 3 năm tiếp theo của QTDND sau khi tổ chức lại; biện pháp chuyển đổi hệ thống công nghệ thông tin quản lý, hệ thống truyền dữ liệu, hệ thống kiểm soát, kiểm toán nội bộ để đảm bảo thông suốt hoạt động trong và sau khi hoàn tất quá trình tổ chức lại; Dự trù chi phí phát sinh và nguyên tắc phân bổ chi phí đối với QTDND thực hiện tổ chức lại.

Đồng thời trong phương án tổ chức lại cần có đánh giá tác động của việc tổ chức lại và phương án xử lý các tồn tại, yếu kém; phương án xử lý khoản vay đặc biệt đã vay (nếu có).

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, NHNN chi nhánh ra quyết định chấp thuận tổ chức lại QTDND; Cấp, sửa đổi, bổ sung Giấy phép cho QTDND sau khi tổ chức lại. Trường hợp không chấp thuận, NHNN chi nhánh có văn bản nêu rõ lý do...

Sau khi được NHNN chi nhánh chấp thuận nguyên tắc, QTDND thực hiện tổ chức lại phải niêm yết đầy đủ thông tin như tên, địa chỉ trụ sở chính, vốn điều lệ, người đại diện theo pháp luật,...trong 7 ngày làm việc.

Về hoạt động thanh lý tài sản của QTDND

Thông tư quy định việc chuyển nhượng, mua bán tài sản trong quá trình tổ chức lại QTDND phải đảm bảo công khai, minh bạch, tuân thủ quy định của pháp luật và thỏa thuận của các bên, đảm bảo an toàn tài sản và không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên. QTDND sau khi tổ chức lại kế thừa quyền và nghĩa vụ của QTDND trước đó theo quy định của pháp luật và thỏa thuận giữa các bên.

Cùng với đó, thời hạn thanh lý là 12 tháng kể từ ngày quyết định chấp thuận giải thể quỹ tín dụng nhân dân của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh có hiệu lực. Tuy nhiên, nhằm tạo điều kiện cho QTDND thực hiện thanh lý tài sản đạt hiệu quả cao nhất, thời hạn thanh lý có thể được gia hạn, mỗi lần gia hạn không quá 12 tháng.

Nhưng ngược lại trách nhiệm Hội đồng thanh lý cần nâng cao hơn để đảm bảo thực hiện theo phương án được NHNN chi nhánh phê duyệt, tìm mọi biện pháp để thu hồi nợ và các tài sản của QTDND. Mọi khoản thu của QTDND phải được sử dụng để thanh toán cho các chủ nợ theo quy định...

Những trường hợp bị thu hồi giấy phép hoạt động

Ngoài những quy định chi tiết về hoạt động cơ cấu lại QTDND, Thông tư 23 cũng đưa ra 7 trường hợp có thể bị thu hồi giấy phép hoạt động.

(1) QTDND tự nguyện xin giải thể khi có khả năng thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác.

(2) hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép QTDND có thông tin gian lận để có đủ điều kiện được cấp Giấy phép.

(3) QTDND hoạt động không đúng nội dung quy định trong Giấy phép.

(4) QTDND vi phạm nghiêm trọng quy định của pháp luật về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động.

(5) QTDND không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ quyết định xử lý của NHNN chi nhánh để bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.

(6) QTDND bị chia, sáp nhập, hợp nhất, phá sản.

(7) QTDND hết thời hạn hoạt động không xin gia hạn hoặc xin gia hạn nhưng không được NHNN chi nhánh chấp thuận bằng văn bản.

nguồn: https://vietnambiz.vn/siet-hoa-t-do-ng-cu-a-quy-tin-dung-nhan-dan-86748.html