Trang

Chủ Nhật, 27 tháng 5, 2018

"Việc vay vốn tăng vốn điều lệ của bà Phấn là không có căn cứ"

Đối với khoản tiền 662 tỷ đồng để tất toán 650 tỷ đồng + lãi 12 tỷ đồng đối với 3 khoản vay của Công ty Phương Trang và các Công ty có quan hệ hợp tác kinh doanh gồm khoản vay 200 tỷ đồng của Công ty Ngôi Sao Tương Lai; khoản vay 250 tỷ đồng của Công ty Việt Đại Thị và khoản vay 200 tỷ đồng của Công ty An Hòa.
>>>>>Nguồn: https://vietnambiz.vn/tags/ngan-hang-dai-tin-6452.tag
Ảnh minh họa.
Bà Hứa Thị Phấn cho rằng 3 khoản vay này Công ty Phương Trang cho bà Hứa Thị Phấn mượn để tăng vốn điều lệ Ngân hàng từ thời điểm 2010 là hoàn toàn không có căn cứ, vì thực tế đây là những khoản vay mà 3 Công ty nói trên vay của ngân hàng Đại Tín để đầu tư kinh doanh.

Số tiền đó đã không được giải ngân cho người vay mà bị bà Hứa Thị Phấn câu kết với nhau để chiếm đoạt của Ngân hàng Đại Tín và đẩy dư nợ khống cho các Công ty nói trên. Công ty Phương Trang và các Công ty có quan hệ hợp tác kinh doanh không phải là cổ đông và không có quyền lợi gì từ ngân hàng Đại Tín, đang cần tiền để kinh doanh nên không thể có việc Công ty Phương Trang cho bà Phấn vay tiền để tăng vốn điều lệ ngân hàng Đại Tín được.

Mặt khác, trong quá trình xác minh tố giác tội phạm và khởi tố vụ án, tiến hành điều tra, đến nay bà Phấn cũng như các đồng phạm khác không cung cấp được các tài liệu nào chứng minh 3 Công ty nêu trên có thỏa thuận dân sự cho bà Hứa Thị Phấn vay 662 ỷ đồng để tăng vốn điều lệ, thời hạn vay, mức lãi suất…? - LS đưa ra câu hỏi.

LS cho rằng, việc bà Phấn thừa nhận sử dụng 662 tỷ đồng để tất toán ba khoản vay nêu trên không chỉ giải phóng nghĩa vụ chứng minh không nhận tiền của 3 Công ty, hồ sơ tín dụng, hồ sơ giải ngân của ba Công ty này là hồ sơ được ký trước nhưng không được giải ngân một đồng nào.
11h15: Ngân hàng Đại Tín không có khả năng giải ngân 2.000 tỷ đồng tiền mặt cho Phương Trang

Khoản 2.000 tỷ đồng trái phiếu Trường Vỹ, LS Hoài phân tích rằng:

Ngày 28/10/2010 (thứ năm) giải ngân 500 tỷ đồng tiền mặt trái phiếu với 381.000 tiền loại 500.000 đồng, 200.000 tờ loại 200.000 đồng, 2.605.000 tờ loại 100.000 đồng, 180.000 tờ tiền loại 50.000 đồng. Với số tiền này ước tính cần khoảng 18 xe chở tiền chuyên dùng của Ngân hàng;

Ngày 29/10/2010 (thứ sáu) giải ngân 400 tỷ đồng tiền mặt trái phiếu với 800.000 tờ tiền loại 500.000 đồng.

Ngày 30/10/2010 (thứ bảy) giải ngân 300 tỷ đồng tiền mặt trái phiếu với 3.000.000.000 tờ tiền loại 100.000 đồng. Với số tiền này thì ước tính phải cần khoảng 17 xe chở tiền chuyên dùng của Ngân hàng. Mặt khác, ngày 30/10/2010 nhằm ngày thứ bảy, Ngân hàng không giao dịch và Công ty chúng tôi không làm việc nên không thể có việc chúng tôi nhận số tiền 300 tỷ đồng như chứng từ Ngân hàng nêu.

Ngày 1/11/2010 (thứ hai) giải ngân 800 tỷ đồng tiền mặt trái phiếu với 7.998.598 tờ tiền loại 100.000 đồng, 200 tờ tiền loại 500.000 đồng, 200 tờ tiền loại 200.000 đồng; với lượng tiền này ước tính cần khoảng 47 xe chở tiền chuyên dùng của Ngân hàng hoặc 5 xe container loại 20 feet mới có thể chở hết số tiền này.

LS cho rằng, trong bốn ngày (kể cả ngày thứ 7 Công ty Phương Trang không làm việc) thì một Ngân hàng có vốn điều lệ thấp như Ngân hàng Đại Tín không thể có nguồn tiền lớn, nguồn nhân lực, phương tiện chuyên chở số tiền 2.000 tỷ lớn như vậy để giải ngân cho Công ty Phương Trang.

Với những chứng từ trên đã thể hiện rõ bản chất không có thật của việc giải ngân 2.000 tỷ đồng tiền mua trái phiếu, chỉ thực hiện trên sổ sách của Ngân hàng Đại Tín nhằm chiếm giữ và sử dụng trái phép 2.000 tỷ đồng trái phiếu, cũng như chiếm giữ, sử dụng trái phép tài sản thế chấp của Công ty Trường Vỹ.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.